Đón Dâu Lần 2
Đỗ Tăng Bí
Lúc đó tôi được 6 tuổi. Đã đi học trường làng nhưng tuổi thơ không lưu lại chút ký ức gì về chuyện đánh đinh, đánh đáo, bắt dế, thả diều. Có một lần nghe xúi dại của cậu em họ lớn tuổi, tôi và Mật, cũng là em họ bằng tuổi tôi, leo lên bè chuối để họ đẩy ra giữa ao. Nghe tiếng Mẹ tôi thất thanh kêu cứu, gọi người kéo bè chuối vào, từ đấy tôi không đi chơi lang thang nữa. Mẹ còn đánh Chị Thảo, anh Tường mấy roi về tội không trông em, càng làm tôi thương anh chị, cứ ru rú trong nhà. Sau này, Mẹ tôi gửi anh Tường đi Hòn Gay học, ở nhà bác Khâm thì phải. Còn 3 mẹ con ở quê, sống chật chội trong túp lều tranh góc vườn chuối. Túp lều chỉ kê vừa đủ một chiếc giường tre, góc nhà để một cái hòm (rương) bằng gỗ tạp, có khóa. Ba mẹ con ngủ chung trên giường, nên hôm chị Thảo bị bên kia sông về bắt, tôi bị dựng dậy để gửi lên nhà trên vì Mẹ tôi hôm đó đi Hà Nội. Tôi không chịu ngủ nơi khác, chị Thảo phải gọi mấy đứa cháu xuống ngủ với chú.
Lúc đó tôi được 6 tuổi. Đã đi học trường làng nhưng tuổi thơ không lưu lại chút ký ức gì về chuyện đánh đinh, đánh đáo, bắt dế, thả diều. Có một lần nghe xúi dại của cậu em họ lớn tuổi, tôi và Mật, cũng là em họ bằng tuổi tôi, leo lên bè chuối để họ đẩy ra giữa ao. Nghe tiếng Mẹ tôi thất thanh kêu cứu, gọi người kéo bè chuối vào, từ đấy tôi không đi chơi lang thang nữa. Mẹ còn đánh Chị Thảo, anh Tường mấy roi về tội không trông em, càng làm tôi thương anh chị, cứ ru rú trong nhà. Sau này, Mẹ tôi gửi anh Tường đi Hòn Gay học, ở nhà bác Khâm thì phải. Còn 3 mẹ con ở quê, sống chật chội trong túp lều tranh góc vườn chuối. Túp lều chỉ kê vừa đủ một chiếc giường tre, góc nhà để một cái hòm (rương) bằng gỗ tạp, có khóa. Ba mẹ con ngủ chung trên giường, nên hôm chị Thảo bị bên kia sông về bắt, tôi bị dựng dậy để gửi lên nhà trên vì Mẹ tôi hôm đó đi Hà Nội. Tôi không chịu ngủ nơi khác, chị Thảo phải gọi mấy đứa cháu xuống ngủ với chú.
Tôi nhớ rất rõ cái đêm hôm đó. Nửa đêm, vẫn là mấy người quen về vào lúc ban đêm, dăm bữa nửa tháng họ thường về gặp mẹ tôi, lúc thì lấy tiền, lúc lấy gạo, lấy vải nhựa, quần áo, thuốc men. Sau này tôi hiểu Mẹ tôi là “Mẹ chiến sĩ”. Đêm đó họ cũng về nhưng thái độ hung hăng. Những lần trước họ bế tôi lên, có khi cúi đầu làm ngựa cho tôi cưỡi dù tính tôi xưa nay không quen kiểu chơi đó. Họ thường thân mật hỏi tôi học hành ra sao, sau này lớn lên có đi kháng chiến không. Lần này khi thấy tôi khóc bám lấy chị Thảo, họ dằng tôi ra, quát lên bảo tôi im, quẳng tôi vào giường. Họ không còn gọi tôi là chú mà nói thằng bé này có yên không thì bảo. Bố họ thường là học trò Thầy tôi. Học trò coi con thầy như em, con của học trò phải gọi chúng tôi là cô, chú. Hôm đó tôi là “thằng bé này”. Chị Thảo kể chuyện đêm đó như sau:
“Mấy hôm sau cái đêm nói đã quyết định gả chị cho người ta, Đẻ đi Hà Nội để mua vải may quần áo. Ngay cái đêm Đẻ đi, bọn nó ập vào bắt chị. Đẻ tính đi mua vải về may vội mấy cái áo cho mọi người. Đó là đêm mùng 7 tháng 11 ta, mà ngày đón dâu là ngày 9, tức là chỉ còn 2 ngày. Nửa đêm nó về bắt chị. Đúng là thật hoang mang sợ hãi. Nhưng chị cũng gan lắm, chẳng khóc gì cả, nhưng thương em vì em khóc quá, sau phải gọi anh Thơ hay là mấy đứa cháu Cần, Kiệm, Thiện gì đó xuống với chú. Bọn du kích đưa chị ra đò, đi qua ngay bờ sông bên kia, ngay làng Quảng Lãm bên kia sông. Đó là sông Hồ. Đi qua bến đò Dậu, còn gọi là bến đò Thị Mão. Qua đến bên kia sông là mấy thằng du kích, có con thằng Mõ, nó cũng gọi mình là chị. Gọi chị, xưng tôi. Mình tức quá, chẳng thằng nào còn gọi mình là cô nữa, không thằng nào còn xưng con, cháu với mình nữa. Đó là điều rất sỉ nhục mình. Thế mới biết đầu óc mình ngày xưa phong kiến. Đến nơi, thằng con bà Đáng, thằng Liêm, nó là chủ tịch xã. Mình nhìn thấy nó thì biết nó con nhà ai, cũng biết nó là con rể ông Phó Chiên. Ông Đáng là em anh chánh Đền, chánh Đền thì là học trò Thầy. Bà Đáng thì là chị của bà hai Lâm, cả nhà ấy dòng họ Lê Doãn, vốn mang mối hận họ Đỗ. Họ đã từng cưới con gái họ Đỗ về để hành hạ. Đó là con Yến, con chị cả Tú nhà mình (Anh Cả Tú là con đầu lòng của Mẹ Già, chánh thất của Bố tôi, cũng đậu tú tài, đã mất). Chị cả Tú đến thăm con, thấy con mặt mày xưng tím, thì nhà nó nói là con Yến lấy ghế phơi quần áo rồi bị ngã. Nó còn chửi con Yến trước mặt mẹ là chị Tú. Chị Tú về khóc với Đẻ. Đẻ nghe vậy giả vờ đến thăm cháu. Bọn nhà nó cũng kể chuyện như kể với chị Tú. Đẻ nói thế này:
“Tôi cũng có nghe chuyện chị Tú nói. Biêt cháu nó đau nên tôi phải đến thăm. Nhưng mà tôi nói cho bà nghe này, cháu nó đã đuợc gả bán. Ở nhà, cả nhà nâng niu chiều chuộng, về đây là con dâu bà. Nó khôn thì bà dậy ít, dại thì bà dậy nhiều, còn nếu nó lỡ làm điều gì thì bà có chửi, hãy chửi bố mẹ chồng nó chứ bố mẹ đẻ nó đã hết bổn phận rồi.
“Cả nhà nó bị Đẻ cho một trận. Cánh nhà đó bọn nó tai ác lắm, cậy giầu.
Chị kể tiếp chuyện chị:
“Con nhà Đáng ngồi ghế chủ tịch xã, thì nó cứ để chị nghỉ 2 tiếng đồng hồ lại hỏi cung. Hỏi đi hỏi lại: Cô đã quen anh đó bao giờ, cô đã kể những chuyện gì trong làng cho anh ấy nghe, đã tiết lộ những gì? Mặt nó lạnh như tiền. Cũng đôi lần ban đêm nó về gặp Đẻ. Đó là những lúc nó cần xin cái gì quan trọng, còn bình thường nó cho du kích về thôi. Vậy mà hôm đó nó làm như người lạ vậy. Có điều nó còn gọi mình là “Cô”. Nó cũng nói vài ba câu chuyện muốn đàn áp tinh thần mình, nào là liên lạc với địch có thể bị nhân dân cho tử hình hoặc lao tù nhiều năm ở tận Phú Thọ, Đồng Đăng… Ngày xưa chị vẫn nghe lóm Thầy giảng bài cho học trò, có cả bác thằng Đáng này chứ đâu, như là “uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di,…”, thành ra mình cứ theo đó, nhất định không để lộ sợ hãi. Thực ra, mấy ngày bị bắt, chị không còn nhớ đến chuyện sợ nữa, chỉ lo không biết em ra sao, rồi Đẻ đi Hà Nội về sẽ xoay xở ra sao, còn chuyện người ta đến rước dâu? Không sợ, chị dõng dạc trả lời nó:
“Các anh hỏi những điều đó cũng bằng thừa. Nếu có tiết lộ gì thì các anh cũng đã biết. Mà người ta cũng có cần tôi tiết lộ đâu, người ta cũng biết.
“Lúc đó mình mới 16 tuổi mà sao cứng cáp thế. Bọn nó mới bảo nhau: Cô này kinh thật đấy. Nếu được đào tạo cô ấy sẽ thành một cán bộ giỏi. Cứ thế nó hỏi đi hỏi lại. Chị chỉ một điều là tôi không biết gì hết. Tôi cũng chưa biết mặt người ta nữa. Còn các anh muốn biết về người ta thì cứ về làng hỏi ông Lý Quỹ, hỏi ông Biểu Chăn đấy. Thế là mấy ngày chị chỉ có khóc, không ăn uống gì cả. Bọn nó nói cô không ăn thì cô sẽ chết, còn chúng tôi, việc chúng tôi phải làm thì cứ làm. Chị nhớ là ở cái nhà đó 3 đêm 2 ngày, cũng không rõ là nhà hay hang, lạnh lẽo lắm. Ngày cũng như đêm, 2 tiếng hỏi cung một lần. Đến đêm thứ hai, đang hỏi cung thì du kích bên làng mang qua một tờ giấy, qua vách lá chị nghe bọn nói với nhau là giấy của dân làng xin cho chị về. Giấy nói bảo đảm với nhà nước cho cô ấy về. nếu nhà nước không muốn làng tôi tan nát thì cho cô Thảo về. Chị còn nhớ thằng Đáng đọc cái gì như “Thập Bát Dĩ Thượng, Thất Thập Dĩ Hạ…”, nghĩa là dân làng từ 18 tuổi trở lên, 70 tuổi trở xuống, làm giấy này xin chính phủ… Đêm thứ 3, bọn chúng cho mang chị về. Cả đi, cả về, chúng bịt mắt chị một quãng, chẳng biết là mình đi đâu, ở đâu, chỉ đến bến đò thì mình biết là bến đò nào.”
Tôi vẫn nhớ một số một số hình ảnh ở nhà vào những ngày chị bị bắt. Buổi trưa sau đêm chị bị bắt, Mẹ tôi từ Hà Nội về. Đang đứng trên hè, nghe anh chị Thơ nói bọn nó về bắt cô Thảo đêm qua, Mẹ tôi, từ trên bậc thềm, ngã sấp xuống, đè cả vào con chó đang lẩn quẩn dưới sân. Tôi cũng còn nhớ như in chuyện tôi lần đầu tiên được ngồi xe nhà binh, mùi xăng thật thơm tho, hình như là mùi của thứ xăng chứa nhiều chì, hoặc pha nhiều dầu. Mấy chục năm sau đôi khi tôi gặp lại mùi xăng đó. Tôi nghe loáng thoáng là tôi đi thay cô dâu vì chị tôi đang bị bên kia sông bắt giữ. Tôi thành nhân vật chính vì mẹ tôi không đưa con gái về nhà chồng. Tôi chẳng rõ ý nghĩa chuyện này là gì. Lên đến đồn, tôi được mời ngồi vào một bàn tiệc chạy dài trong căn nhà lớn. Tiệc trà, tiệc rượu gì đó tôi không biết, chỉ biết tôi được ép ăn nhiều thứ, uống máy thứ nước ngọt. Tôi chưa từng bao giờ uống mấy thứ nước ngọt này nên không chịu uống. Tôi cũng không còn nhớ chuyện ăn uống ra sao, chỉ nhớ là mấy cái bánh ngọt nói là của Tây, và cảm thấy được chú ý đặc biệt vì là em ruột cô dâu. Còn bé quá, biết gì là ngon đâu. Chỉ nghe mấy ông người lớn đi theo suýt soa rượu ngon, bánh ngon. Cả đời dân làng chưa chắc bao giờ được ăn mấy thứ bánh đó. Xe nhà binh đưa đi, rồi đưa về. Lúc về trên xe, ai cũng có vẻ buồn và lo. Sau này tôi biết là vì không có chị tôi, và trên đồn đe dọa gì đó với làng. Tôi nghe những câu như cả làng sẽ chết hết, cả làng sẽ ra tro. Có người nói đùa: Phải nói chú Bí qua xin cho cô Thảo về mới được. Anh Chương sau này cho chị Thảo biết, chính ra bọn Tây đã định đốt làng ngay hôm đón dâu mà không có cô dâu. Anh phải đứng ra xin mãi. Chuyện bây giờ không còn là chuyện của riêng anh nữa, trở thành chuyện đối đầu giữa bên đồn bót và Việt Minh ở địa phương.
Sau khi chị Thảo được thả về, trên đồn cho lính về đón chị. Tôi nhớ cả cái hôm chị tôi đi bộ ra đê, tức là hôm người ta “rước dâu” lần sau. Khi đến cái nghè còn cách mặt đê một quãng, mấy anh chị bảo tôi đứng ngay dưới bóng cây đa trên nghè cho mát, còn chị tôi cứ đi tiép tục lên đê. Tôi khóc đòi theo, mọi người bảo bao giờ đón được xe chạy qua, sẽ cho tôi lên xe. Lúc gặp chiếc xe nhà binh ngừng lại, mấy người lính đưa chị tôi lên xe, tôi vùng chạy lên thì bị mấy anh chị giữ lại. Tôi khóc mãi, biết mang máng là chị đi lấy chồng, mà chị đã hứa cho tôi đi theo rồi mà. Chỉ có mấy ông lớn tuổi, rồi đứa cháu gái, con anh Thơ, cũng trạc tuổi chị tôi, đi theo. Tôi nghe chị Thảo kể là lúc đó họ đang hành quân, anh Chương không mượn được xe, chỉ có tiểu đội lính đi bộ về đón, sau đợi quá giang một chiéc xe nhà binh về đồn.
“Con nhà Đáng ngồi ghế chủ tịch xã, thì nó cứ để chị nghỉ 2 tiếng đồng hồ lại hỏi cung. Hỏi đi hỏi lại: Cô đã quen anh đó bao giờ, cô đã kể những chuyện gì trong làng cho anh ấy nghe, đã tiết lộ những gì? Mặt nó lạnh như tiền. Cũng đôi lần ban đêm nó về gặp Đẻ. Đó là những lúc nó cần xin cái gì quan trọng, còn bình thường nó cho du kích về thôi. Vậy mà hôm đó nó làm như người lạ vậy. Có điều nó còn gọi mình là “Cô”. Nó cũng nói vài ba câu chuyện muốn đàn áp tinh thần mình, nào là liên lạc với địch có thể bị nhân dân cho tử hình hoặc lao tù nhiều năm ở tận Phú Thọ, Đồng Đăng… Ngày xưa chị vẫn nghe lóm Thầy giảng bài cho học trò, có cả bác thằng Đáng này chứ đâu, như là “uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di,…”, thành ra mình cứ theo đó, nhất định không để lộ sợ hãi. Thực ra, mấy ngày bị bắt, chị không còn nhớ đến chuyện sợ nữa, chỉ lo không biết em ra sao, rồi Đẻ đi Hà Nội về sẽ xoay xở ra sao, còn chuyện người ta đến rước dâu? Không sợ, chị dõng dạc trả lời nó:
“Các anh hỏi những điều đó cũng bằng thừa. Nếu có tiết lộ gì thì các anh cũng đã biết. Mà người ta cũng có cần tôi tiết lộ đâu, người ta cũng biết.
“Lúc đó mình mới 16 tuổi mà sao cứng cáp thế. Bọn nó mới bảo nhau: Cô này kinh thật đấy. Nếu được đào tạo cô ấy sẽ thành một cán bộ giỏi. Cứ thế nó hỏi đi hỏi lại. Chị chỉ một điều là tôi không biết gì hết. Tôi cũng chưa biết mặt người ta nữa. Còn các anh muốn biết về người ta thì cứ về làng hỏi ông Lý Quỹ, hỏi ông Biểu Chăn đấy. Thế là mấy ngày chị chỉ có khóc, không ăn uống gì cả. Bọn nó nói cô không ăn thì cô sẽ chết, còn chúng tôi, việc chúng tôi phải làm thì cứ làm. Chị nhớ là ở cái nhà đó 3 đêm 2 ngày, cũng không rõ là nhà hay hang, lạnh lẽo lắm. Ngày cũng như đêm, 2 tiếng hỏi cung một lần. Đến đêm thứ hai, đang hỏi cung thì du kích bên làng mang qua một tờ giấy, qua vách lá chị nghe bọn nói với nhau là giấy của dân làng xin cho chị về. Giấy nói bảo đảm với nhà nước cho cô ấy về. nếu nhà nước không muốn làng tôi tan nát thì cho cô Thảo về. Chị còn nhớ thằng Đáng đọc cái gì như “Thập Bát Dĩ Thượng, Thất Thập Dĩ Hạ…”, nghĩa là dân làng từ 18 tuổi trở lên, 70 tuổi trở xuống, làm giấy này xin chính phủ… Đêm thứ 3, bọn chúng cho mang chị về. Cả đi, cả về, chúng bịt mắt chị một quãng, chẳng biết là mình đi đâu, ở đâu, chỉ đến bến đò thì mình biết là bến đò nào.”
Tôi vẫn nhớ một số một số hình ảnh ở nhà vào những ngày chị bị bắt. Buổi trưa sau đêm chị bị bắt, Mẹ tôi từ Hà Nội về. Đang đứng trên hè, nghe anh chị Thơ nói bọn nó về bắt cô Thảo đêm qua, Mẹ tôi, từ trên bậc thềm, ngã sấp xuống, đè cả vào con chó đang lẩn quẩn dưới sân. Tôi cũng còn nhớ như in chuyện tôi lần đầu tiên được ngồi xe nhà binh, mùi xăng thật thơm tho, hình như là mùi của thứ xăng chứa nhiều chì, hoặc pha nhiều dầu. Mấy chục năm sau đôi khi tôi gặp lại mùi xăng đó. Tôi nghe loáng thoáng là tôi đi thay cô dâu vì chị tôi đang bị bên kia sông bắt giữ. Tôi thành nhân vật chính vì mẹ tôi không đưa con gái về nhà chồng. Tôi chẳng rõ ý nghĩa chuyện này là gì. Lên đến đồn, tôi được mời ngồi vào một bàn tiệc chạy dài trong căn nhà lớn. Tiệc trà, tiệc rượu gì đó tôi không biết, chỉ biết tôi được ép ăn nhiều thứ, uống máy thứ nước ngọt. Tôi chưa từng bao giờ uống mấy thứ nước ngọt này nên không chịu uống. Tôi cũng không còn nhớ chuyện ăn uống ra sao, chỉ nhớ là mấy cái bánh ngọt nói là của Tây, và cảm thấy được chú ý đặc biệt vì là em ruột cô dâu. Còn bé quá, biết gì là ngon đâu. Chỉ nghe mấy ông người lớn đi theo suýt soa rượu ngon, bánh ngon. Cả đời dân làng chưa chắc bao giờ được ăn mấy thứ bánh đó. Xe nhà binh đưa đi, rồi đưa về. Lúc về trên xe, ai cũng có vẻ buồn và lo. Sau này tôi biết là vì không có chị tôi, và trên đồn đe dọa gì đó với làng. Tôi nghe những câu như cả làng sẽ chết hết, cả làng sẽ ra tro. Có người nói đùa: Phải nói chú Bí qua xin cho cô Thảo về mới được. Anh Chương sau này cho chị Thảo biết, chính ra bọn Tây đã định đốt làng ngay hôm đón dâu mà không có cô dâu. Anh phải đứng ra xin mãi. Chuyện bây giờ không còn là chuyện của riêng anh nữa, trở thành chuyện đối đầu giữa bên đồn bót và Việt Minh ở địa phương.
Sau khi chị Thảo được thả về, trên đồn cho lính về đón chị. Tôi nhớ cả cái hôm chị tôi đi bộ ra đê, tức là hôm người ta “rước dâu” lần sau. Khi đến cái nghè còn cách mặt đê một quãng, mấy anh chị bảo tôi đứng ngay dưới bóng cây đa trên nghè cho mát, còn chị tôi cứ đi tiép tục lên đê. Tôi khóc đòi theo, mọi người bảo bao giờ đón được xe chạy qua, sẽ cho tôi lên xe. Lúc gặp chiếc xe nhà binh ngừng lại, mấy người lính đưa chị tôi lên xe, tôi vùng chạy lên thì bị mấy anh chị giữ lại. Tôi khóc mãi, biết mang máng là chị đi lấy chồng, mà chị đã hứa cho tôi đi theo rồi mà. Chỉ có mấy ông lớn tuổi, rồi đứa cháu gái, con anh Thơ, cũng trạc tuổi chị tôi, đi theo. Tôi nghe chị Thảo kể là lúc đó họ đang hành quân, anh Chương không mượn được xe, chỉ có tiểu đội lính đi bộ về đón, sau đợi quá giang một chiéc xe nhà binh về đồn.
Chị Thảo kể lại ngay lúc về làng rồi cũng còn rắc rối.
“Bọn chính quyền Việt Minh đòi Đẻ phải làm giấy cam đoan bắt con gái không được theo giặc. Đẻ không chịu ký giấy. Đẻ nói rằng con tôi đẻ ra, bây giờ nó lớn nó là con của làng của nước, Mọi chuyện về nó làng nước chịu trách nhiệm, tôi không còn chịu trách nhiệm nữa. Chuyện cưới hỏi nó do làng nước định đoạt, tôi có được định đoạt đâu. Bọn Việt Minh cũng bắt chị ký giấy đòi chồng phải làm việc cho họ. Chị bảo rằng các anh có 19 người bị bắt không cứu nổi, nay phải nhờ đến thân tôi, tôi chưa bắt các anh cam đoan gì với tôi là đã quá tốt rồi. Tôi còn nhỏ, không muốn lấy chồng. Tôi còn muốn ở nhà giúp mẹ chăm sóc các em. Nếu các anh dây dưa mãi, tôi sẽ không đi lấy chồng cho các anh biết, muốn làm gì tôi thì làm. Thấy mình làm dữ, cuối cùng thì họ phải thôi. Ngay cả bố mẹ mấy thằng Việt Minh trong làng cũng nói con cái họ phải bớt đòi hỏi nhà mình đi. Họ không dám la mắng gì con cái cả, chỉ nói nhỏ hẹ hơn thua thôi. Họ cũng sợ ban đêm bọn Việt Minh về kêu đi chùm bao tải, thả xuống sông một cái là xong. Con hay cháu gì cũng thế, có còn kể ai là bố mẹ nữa đâu. Nhưng theo chị chuyện làm khó dễ sau này là do hiềm khích mấy họ kia trong làng đối với họ nhà mình thôi. Họ muốn ràng buộc nhà mình đủ thứ để sau này dễ tính chuyện.
“Thế là người ta đã cưới chị. Khi lên đến đồn chị cứ nghĩ hoài, bây giờ mình phải làm gì. Mọi khi chuyện gì cũng hỏi mẹ. Rồi mấy người lớn cũng về làng. Chị giữ con Thanh, con anh Thơ, ở lại.”
Đêm khuya, hai chị em đi ngủ. Bâng khuâng hoài chuyện xưa, đã chắc gì chị ngủ được.
No comments:
Post a Comment