Khi người ta bước vào tuổi 60, đây là cơ hội cuối cùng để cố gắng sống lương thiện.
Đỗ Tăng Bí
Ngày 30 Tháng 9, năm 2004, tôi khởi đâu ghi chép về những ngày tôi làm báo Người Việt. Hôm nay, ngảy 3 Tháng Hai, 2009, tôi mới có cơ hội nối tiếp câu chuyện này. Gần 5 năm trời cách quãng, biết bao sự việc xẩy ra, bao nhiêu đổi thay, nhưng chắc là câu chuyện không vì thế mà thay đổi. Tôi vẫn đi từ những ngày đầu cho tới những ngày gần đây.
Sau ngày 18 Tháng 8, 1991, 5 ngày 1 tuần, tôi lái xe từ Irvine lên tòa báo Người Việt ở số 14891, Moran St., thành phố Westminster. Mỗi ngày tôi đều mang theo ít đồ ăn trưa, kèm theo ít cà phê bột tan liền và đường. Lan Anh, vợ tôi, vẫn chưa tìm ra việc làm. Cả nhà 2 vợ chồng, 2 đứa con sống hoàn toàn bằng khoản tiền thất nghiệp của vợ tôi. Sau một tháng rưỡi, anh Đỗ Ngọc Yến bảo tôi: “Tôi có nói Tống Hoằng trả ít lương cho Bí. Không biết là bao nhiêu.” Tôi về nói lại, vợ tôi cũng mừng, chưa biết bao nhiêu nhưng cứ có thêm chút tiền là mừng rồi. Hôm sau anh Tống Hoằng gặp tôi trong thư viện và nói, đại khái mỗi ngày “ông dịch ít tin đi, mỗi tháng tôi trả $250. Tờ báo chưa kiếm ra nhiều tiền.” Tôi ậm ừ vì có biết mặc cả lương bổng bao giờ đâu. Sau đó một tháng, tôi mang về cho vợ tấm check $250. Đây là món tiền thứ nhì tôi kiếm được ở Mỹ. Hồi mới qua Mỹ, tôi đi lau nhà một buổi, được lãnh $50. Bây giờ tôi không cần giữ kẽ mang theo đồ ăn riêng, mà đóng tiền ăn cơm luôn ở Người Việt. Suốt một tháng rưỡi, tôi làm việc không lương, nhưng vẫn nhẫn nhịn vì tôi biết vợ tôi rất lo không có tiền mà sống. Vả chăng, lúc đó chắc là công việc tôi làm chỉ đáng vứt sọt rác. Nhưng tôi tin rồi sẽ kiếm ra tiền, cuối cùng có thật, $250 lúc đó chắc là cũng to, mua được cái gì thì tôi không biết, nhưng thấy vợ mừng là tôi hạnh phúc. Khoảng 2, hay 3 tháng sau gì đó, ông Hoằng tăng lương cho tôi lên $500/ tháng. Lan Anh súyt soa: “Em chỉ cần anh kiếm được $1,000 mỗi tháng là được rồi” Ôi, một ngàn đồng, biết thuở nào đạt được ước mơ đó! Các bạn trẻ, các bạn có biết không, sau 16 năm trời xa cách, tôi chỉ mong kiếm được một ngàn đồng mỗi tháng là sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đưa tôi vào kiếp đọa đầy, bắt gia đình tôi ly tán 16 năm trời. Lúc đó tôi nghĩ rằng, Trời, Phật đã ban ơn cho tôi như vậy, tại sao tôi không ban ơn tha thứ cho kẻ khác! Một ngàn đồng mỗi tháng, to lắm các bạn ạ. Hình như 5 năm sau tôi mới kiếm được $1,500 / tháng, với gần như 7 ngày một tuần, mỗi ngày 10 đến 12 giờ.
Phải nói ngay điều này là số ngày, giờ đó là do chính tôi tự định, không ai bắt buộc. Là một kẻ quê mùa, dốt nát, (cái monitor của hệ thống computer mà tôi nghĩ nó cũng giống như cái TV, có thể coi truyền hình được), nếu không làm việc cật lực làm sao tôi có thể theo kịp các bạn qua trước, lại thêm bằng cấp đầy mình. Suốt 7 năm trời, từ năm được thả về 1984 đến năm 1991 được qua Mỹ, tôi chẳng chịu học hành gì cả. Tiếng Mỹ, tiếng Tây Ban Nha, kể cả tiếng Quan Thọai, tôi cũng đều có học, nhưng chỉ vài bữa là bỏ. Tự nghĩ rồi đến lúc cần thứ nào tôi sẽ có thứ đó, học trước làm gì “mất cả vui”. Lại nữa, hai cô giáo tiếng Tàu và tiếng Mễ đều dễ thương, nên cách hay nhất là “vui trước đã, học tính sau”. Về computer tôi cũng một niềm “tự tin” như vậy, nhất định không thèm nhìn đến. Cái khoản thời gian 7 năm này chắc chắn tôi sẽ ghi lại kỹ càng trong loạt ghi chép về toàn bộ cuộc đời tôi, ở đây đang là chuyện làm báo Người Việt.Một điều nữa cũng cần nói ngay là các bạn cứ nghĩ coi, một bà vợ tự lo mọi chuyện suốt 16 năm trời cho gia đình, bây giờ chỉ ao ước tôi mang về có $1,000 mỗi tháng, làm sao tôi có thể biếng nhác ham vui. Phải tìm cách kiếm cho được một ngàn đồng mỗi tháng. Một năm sau, tôi được tăng lương $750 / tháng, thêm sáu tháng nữa, tôi toại nguyện! Ngày tôi mang về tấm check $1,000 đầu tiên, lúc đó vợ tôi đã có việc làm, lương ít hơn xưa, nàng nâng niu tấm check và cảm ơn tôi thật nồng ấm. Vợ tôi còn tuyên bố: “Bây giờ bố có làm bao nhiêu chăng nữa, em cũng chỉ xin một ngàn đồng, chỗ còn lại để bố bao bồ nhí!” Nhưng chuyện “chỗ còn lại” chẳng bao giờ xẩy ra vì làm sao chúng mình dám vùng lên như vậy. Cho nên phải làm việc cật lực thôi các bạn ạ, để bù cho 16 năm trời không làm được tích sự gì.
Tuesday, February 3, 2009
phù vân nỗi nhớ
đỗ tăng bí
Bất chợt em đến trong tôi,
nửa đêm thức giấc buông lời hỏi han.
Hỏi em, hỏi ánh trăng vàng,
hỏi sao xa lắc, hỏi tàn lá yên.
Hỏi đêm, nỗi nhớ triền miên,
nhớ đau, nhớ đớn, nhớ hiền, nhớ ngoan.
Chao ôi nhớ mắt mây ngàn,
nhớ tan thân xác, nhớ bàng hoàng tim.
Lạy trời cho đất đứng im,
Cho ta sống mãi giữa mầm chết em.
Bất chợt em đến trong tôi,
nửa đêm thức giấc buông lời hỏi han.
Hỏi em, hỏi ánh trăng vàng,
hỏi sao xa lắc, hỏi tàn lá yên.
Hỏi đêm, nỗi nhớ triền miên,
nhớ đau, nhớ đớn, nhớ hiền, nhớ ngoan.
Chao ôi nhớ mắt mây ngàn,
nhớ tan thân xác, nhớ bàng hoàng tim.
Lạy trời cho đất đứng im,
Cho ta sống mãi giữa mầm chết em.
Buổi Trưa Ở Quán
đỗ tăng bí
buổi trưa rời quán ta mang theo nỗi buồn vô hạn,
biết bao giờ gặp lại (dù không biết để làm chi)?
bỗng dưng một ngày nào trên mặt đất này,
ta gặp em,
để từ đó sống trong hạnh phúc một mình,
tự mình chiêm nghiệm nỗi đơn côi,
nỗi đơn côi nặng chĩu hồn ta.
buổi trưa rời quán ta mang theo tiếng nói vô thanh,
tiếng nói phá tan lồng ngực, thoát vào nỗi câm lặng,
nỗi câm lặng ốc đảo.
và em có nghe, ta gọi tên em ngàn lần, như sóng vỗ biển khơi.
sóng vỗ vào thinh không, tuyệt đối, muôn trùng.
buổi trưa rời quán, em có biết không,
ta muốn khóc, khóc cho ít phút giây bàng hoàng đối mặt.
chỉ một chút nhỏ nhoi,
đủ là hạnh phúc một đời người,
làm sao em biết được!
buổi trưa rời quán, ta tạ ơn em,
tạ ơn trái đất, tạ ơn mặt trời,
tạ ơn trùng trùng vạn nẻo có em trong đời,
để ta,
mãi là kẻ si tình quái lạ.
ước mơ những điều không thể ước.
và ai cũng biết
rất nhiều điều không thể có trong cõi đời này,
mà sao vẫn ước mơ.
buổi trưa rời quán ta mang theo nỗi buồn vô hạn,
biết bao giờ gặp lại (dù không biết để làm chi)?
bỗng dưng một ngày nào trên mặt đất này,
ta gặp em,
để từ đó sống trong hạnh phúc một mình,
tự mình chiêm nghiệm nỗi đơn côi,
nỗi đơn côi nặng chĩu hồn ta.
buổi trưa rời quán ta mang theo tiếng nói vô thanh,
tiếng nói phá tan lồng ngực, thoát vào nỗi câm lặng,
nỗi câm lặng ốc đảo.
và em có nghe, ta gọi tên em ngàn lần, như sóng vỗ biển khơi.
sóng vỗ vào thinh không, tuyệt đối, muôn trùng.
buổi trưa rời quán, em có biết không,
ta muốn khóc, khóc cho ít phút giây bàng hoàng đối mặt.
chỉ một chút nhỏ nhoi,
đủ là hạnh phúc một đời người,
làm sao em biết được!
buổi trưa rời quán, ta tạ ơn em,
tạ ơn trái đất, tạ ơn mặt trời,
tạ ơn trùng trùng vạn nẻo có em trong đời,
để ta,
mãi là kẻ si tình quái lạ.
ước mơ những điều không thể ước.
và ai cũng biết
rất nhiều điều không thể có trong cõi đời này,
mà sao vẫn ước mơ.
Lam – Hồ Tây
Lam – Boston
Đỗ Tăng Bí
Mỗi sáng khi thức dậy
tôi tự hỏi
bây giờ em ở đâu,
trong lòng em
những đóa hoa sầu còn nở mãi?
Nhiều lúc trong ngày
tôi cũng thường tự hỏi,
nỗi cô đơn
còn kết nụ tim em?
Em có khóc
trong cõi bình yên,
và em cười
khi uống từng ngụm đắng?
Ở một nơi nào thật xa thật vắng,
hạnh phúc mong manh, em gặp lại mình em.
gần nửa chặng đời em vẫn chưa quen
sống vừa vặn như những người vừa vặn.
em là em
em là thuở ban sơ
là khát khao của ngàn năm sau nữa.
ta nhớ em
nhánh cỏ bơ vơ
nơi mỏm đầu núi tuyết.
Mỗi sáng khi thức dậy
tôi tự hỏi
bây giờ em ở đâu,
trong lòng em
những đóa hoa sầu còn nở mãi?
Nhiều lúc trong ngày
tôi cũng thường tự hỏi,
nỗi cô đơn
còn kết nụ tim em?
Em có khóc
trong cõi bình yên,
và em cười
khi uống từng ngụm đắng?
Ở một nơi nào thật xa thật vắng,
hạnh phúc mong manh, em gặp lại mình em.
gần nửa chặng đời em vẫn chưa quen
sống vừa vặn như những người vừa vặn.
em là em
em là thuở ban sơ
là khát khao của ngàn năm sau nữa.
ta nhớ em
nhánh cỏ bơ vơ
nơi mỏm đầu núi tuyết.
Monday, February 2, 2009
Thanh Cẩm, Một Chặng Đời Tôi
Ngày 3 (hay 4?) Tháng 12, 1976, tàu thủy Hồng Hà chở 195 người tù trại Long Thành từ Tân Cảng ra Hải Phòng. Trên tàu còn nhiều tù nhân thuộc các trại khác. Lên bến Hải Phòng, đám tù Long Thành lên xe ca (xe đò) về Thanh Hóa. Tù ngồi trông rất lịch sự, nhưng tay còng vào thành ghế trước, dưới đường nhìn lên cứ như là cán bộ đi tham quan. Nhưng nhân dân biết hết. Xe leo lên cầu Long Biên, màu sắc cây cầu, cảnh tượng bót gác chân cầu y hệt trước đó hơn 20 năm. Xe chạy qua Hà Nội, về huyện Cẩm Thủy cách biên giới Lào Việt chừng 7 km. Chuyến đi mất 12 giờ. Đi từ Long Thành 195, về Thanh Hóa 196 vì nghe nói danh sách chuyển giao là 196 người, nên đám cán bộ trại Thanh Cẩm “bắt” cho đủ 196, nhất định đòi lấy 1 người từ trại khác. Bởi thế thấy họ cãi nhau om xòm, lật qua lật lại mấy tờ giấy vở học trò nhàu nát. Chẳng biết có đúng không, mấy anh VC nhiều trò lắm, đừng tin, thật đấy.
Đỗ Tăng Bí
Thanh Cẩm
anh từ ném áo, bàng hoàng,
qua sông vượt bể bẽ bàng về quê.
trong làn gió lạnh lê thê
cờ sao bay đỏ não nề cảnh xưa.
đâu còn ảnh tượng anh mơ
về con đường cũ về bờ sông quen.
tỷ như một giấc triền miên,
tỉnh ra vẫn vậy chỉ thêm hoang tàn.
bỗng dưng tim đập rộn ràng
lung linh đồng ruộng qua làn nước trong
kéo khăn chấm lệ ngượng ngùng,
cườm tay thoáng lạnh đau lòng nhớ ra:
về đây nào phải là ta
là thân phận nọ cùng là danh kia!
Xiên khoai nắng nhạt chiều về,
bãi dài sông rộng bốn bề nao nao.
xe lên tầng dốc cầu cao,
gập ghềnh nhịp gỗ lao sao gió lùa.
thoáng về bóng dáng năm xưa
nép bên áo mẹ ngẩn ngơ qua cầu.
tuổi thơ chưa đủ dãi dầu,
nhưng sao đã nhớ, đã sầu, đã thương?
khi đi ngần ấy vấn vương,
khi về càng thấm thê lương đời mình.
Xe vào cửa ngõ kinh thành
bồi hồi như gặp người tình, từ lâu
ngàn trùng cách trở bể sâu,
ngày đêm tưởng nhớ gặp nhau một lần.
nay sao trong dạ tần ngần,
mừng mừng tủi tủi trăm phần ngổn ngang.
vì ta, hay hẳn vì nàng
hình dung tiều tụy võ vàng đổi thay.
đâu rồi cánh áo bay bay,
đào hoa rơi rụng, vàng phai ráng trời?
đâu rồi khóe mắt nụ cười,
bao la thế sự lả lơi nhân tình?
Dần xa Hà Nội, tối rồi,
hắt hiu bóng điện, chơi vơi đường dài.
vì ai hay chẳng vì ai,
cố đô đòi đoạn thương hoài ngàn năm.
Viễn du làm cuộc băn khoăn,
mênh mông xa tít mù tăm nghìn trùng.
quanh co con lộ ngập ngừng,
trườn lên dốc đá chập chùng đồi cao.
Trong mây nhìn lũng xanh xao,
băng ngang suối cạn ta vào rừng hoang.
Tỷ như một giấc lang thang
hẳn đây cõi mộng của ngàn ước mơ.
Nhưng ta nào của bây giơ,
của rồi năm trước của chờ năm sau.
Thanh Cẩm
anh từ ném áo, bàng hoàng,
qua sông vượt bể bẽ bàng về quê.
trong làn gió lạnh lê thê
cờ sao bay đỏ não nề cảnh xưa.
đâu còn ảnh tượng anh mơ
về con đường cũ về bờ sông quen.
tỷ như một giấc triền miên,
tỉnh ra vẫn vậy chỉ thêm hoang tàn.
bỗng dưng tim đập rộn ràng
lung linh đồng ruộng qua làn nước trong
kéo khăn chấm lệ ngượng ngùng,
cườm tay thoáng lạnh đau lòng nhớ ra:
về đây nào phải là ta
là thân phận nọ cùng là danh kia!
Xiên khoai nắng nhạt chiều về,
bãi dài sông rộng bốn bề nao nao.
xe lên tầng dốc cầu cao,
gập ghềnh nhịp gỗ lao sao gió lùa.
thoáng về bóng dáng năm xưa
nép bên áo mẹ ngẩn ngơ qua cầu.
tuổi thơ chưa đủ dãi dầu,
nhưng sao đã nhớ, đã sầu, đã thương?
khi đi ngần ấy vấn vương,
khi về càng thấm thê lương đời mình.
Xe vào cửa ngõ kinh thành
bồi hồi như gặp người tình, từ lâu
ngàn trùng cách trở bể sâu,
ngày đêm tưởng nhớ gặp nhau một lần.
nay sao trong dạ tần ngần,
mừng mừng tủi tủi trăm phần ngổn ngang.
vì ta, hay hẳn vì nàng
hình dung tiều tụy võ vàng đổi thay.
đâu rồi cánh áo bay bay,
đào hoa rơi rụng, vàng phai ráng trời?
đâu rồi khóe mắt nụ cười,
bao la thế sự lả lơi nhân tình?
Dần xa Hà Nội, tối rồi,
hắt hiu bóng điện, chơi vơi đường dài.
vì ai hay chẳng vì ai,
cố đô đòi đoạn thương hoài ngàn năm.
Viễn du làm cuộc băn khoăn,
mênh mông xa tít mù tăm nghìn trùng.
quanh co con lộ ngập ngừng,
trườn lên dốc đá chập chùng đồi cao.
Trong mây nhìn lũng xanh xao,
băng ngang suối cạn ta vào rừng hoang.
Tỷ như một giấc lang thang
hẳn đây cõi mộng của ngàn ước mơ.
Nhưng ta nào của bây giơ,
của rồi năm trước của chờ năm sau.
.........
Thế rồi mặn, nhạt trôi mau,
9 năm một thuở, dãi dầu tử sinh.
đi qua một cõi hiển linh,
Thế rồi mặn, nhạt trôi mau,
9 năm một thuở, dãi dầu tử sinh.
đi qua một cõi hiển linh,
trở về một kiếp ân tình nhân gian.
Những Bước Chân Em
(Tặng các em Phục Quốc – Thanh Cẩm)
Đỗ Tăng Bí
Sáng hôm nay trời nắng lại đó em.
trên con đường em đi chắc vẫn nhiều lầy lội.
bấm ngón chân cho vững hẳn lòng em tự hỏi,
biết bao giờ đôi chân này đi lại những cung đường xưa?
sáng hôm nay trời đẹp như mơ.
nhưng chắc em buồn vì vẫn khúc sông này đi mãi.
hôm nay nước sông đầy cho đôi bờ gần lại,
cho hồn em một chút gì vời vợi nhớ thương.
Mỗi bước em đi gợi nhớ ngôi trường
của một thuở nào như chuyện ngày xưa xa lắm.
đây bước chân trời sao thăm thẳm,
gợi dáng đôi vai trong khúc hát tình yêu
đây bước chân thương Ba Mẹ thật nhiều,
ngóng con hơn một ngàn ngày khô đôi mắt.
đây bước chân nhớ đàn em se sắt,
các em có còn chạy nhẩy trên mặt đất nước này.
đây bước chân vướng những bàn tay,
bạn bè anh em hàng đàn hàng lũ,
dắt díu nhau những tháng ngày lầm lũi,
ngày hôm nay và cho đến bao giờ?
Đỗ Tăng Bí
Sáng hôm nay trời nắng lại đó em.
trên con đường em đi chắc vẫn nhiều lầy lội.
bấm ngón chân cho vững hẳn lòng em tự hỏi,
biết bao giờ đôi chân này đi lại những cung đường xưa?
sáng hôm nay trời đẹp như mơ.
nhưng chắc em buồn vì vẫn khúc sông này đi mãi.
hôm nay nước sông đầy cho đôi bờ gần lại,
cho hồn em một chút gì vời vợi nhớ thương.
Mỗi bước em đi gợi nhớ ngôi trường
của một thuở nào như chuyện ngày xưa xa lắm.
đây bước chân trời sao thăm thẳm,
gợi dáng đôi vai trong khúc hát tình yêu
đây bước chân thương Ba Mẹ thật nhiều,
ngóng con hơn một ngàn ngày khô đôi mắt.
đây bước chân nhớ đàn em se sắt,
các em có còn chạy nhẩy trên mặt đất nước này.
đây bước chân vướng những bàn tay,
bạn bè anh em hàng đàn hàng lũ,
dắt díu nhau những tháng ngày lầm lũi,
ngày hôm nay và cho đến bao giờ?
Cục Gạch
Đỗ Tăng Bí
(Tặng các em Phục Quốc – Thanh Cẩm)
Này đây là cục gạch,
này đây là dấu tích,
một thời ta tù đầy,
một thời ta và người.
ta đứng nhìn bốn phía.
kẻ thù vây chập chùng,
nhưng sao hoang vắng thế,
vì ta đầy hờn căm.
ta đứng nhìn bốn phía,
người ta thì rất đông.
nhưng sao hoang vắng thế,
vì lòng người mông lung.
ta đứng nhìn bốn phía,
sông dài nước suôi mau.
ta buồn hơn nước lũ,
vì lòng đầy thương đau.
ta đứng nhìn bốn phía,
núi cao thì rất cao,
nhưng ta cao hơn núi,
vì lòng đầy thương yêu.
bởi:
người vẫn là người,
bởi ta vẫn là ta,
vì người hận thù Người,
và ta còn yêu ta.
(Tặng các em Phục Quốc – Thanh Cẩm)
Này đây là cục gạch,
này đây là dấu tích,
một thời ta tù đầy,
một thời ta và người.
ta đứng nhìn bốn phía.
kẻ thù vây chập chùng,
nhưng sao hoang vắng thế,
vì ta đầy hờn căm.
ta đứng nhìn bốn phía,
người ta thì rất đông.
nhưng sao hoang vắng thế,
vì lòng người mông lung.
ta đứng nhìn bốn phía,
sông dài nước suôi mau.
ta buồn hơn nước lũ,
vì lòng đầy thương đau.
ta đứng nhìn bốn phía,
núi cao thì rất cao,
nhưng ta cao hơn núi,
vì lòng đầy thương yêu.
bởi:
người vẫn là người,
bởi ta vẫn là ta,
vì người hận thù Người,
và ta còn yêu ta.
Mưa Trong Tù
Đỗ Tăng Bí
Thanh Cẩm
Thanh Cẩm
Mưa suốt cả ngày Thứ Sáu
ở ngoài kia sông nước hẳn dâng cao
chọt nhớ chiếc thuyền như nhớ truyện thời thơ ấu
bếp lửa bập bùng theo tiếng mõ lao sao
mặt nước hôm nay chắc buồn lắm nhỉ
mẻ lưới hôm nay chắc chẳng được là bao
em bé trên thuyền như con tôi còn bé tý
ngước nhìn võng lưới không đôi mắt buồn làm sao
Chào Các Em
Đỗ Tăng Bí
(Tặng các em Phục Quốc – Thanh Cẩm)
Chào các em với chiếc xe cải tiến
đời cha anh hèn mạt cho em làm thân trâu
bao tháng năm rồi chua sót nhìn nhau
em có hiểu ánh mắt buồn sau nụ cười cháy nắng?
chào các em trên đồi vàng tâm hoa trắng
con dốc cao đong từng bát mồ hôi
hạt cát ven sông hạt cát trĩu vai người
em vẫn tươi cười khiến lòng anh cay đắng
chào các em qua họng súng dài chiến thắng
gần nhau một với tay nhưng xa cách những vì sao
họng súng đong đưa kiêu ngạo theo tiếng thở mau
các em thở cho ngực anh chết lặng
chào các em trong gió lộng cờ hồng
những giọt máu này có gọi máu hay không (1)
sao rướm đỏ từng vết chân em rách nát
mỗi bước em đi dục anh nước mắt lưng tròng
chào các em trên bãi tắm ven sông
chúng ta trần truồng nhưng không thất ngượng ngùng
bởi ta đang sống trong sự trần truồng hung bạo
trong cõi vô tri giữa lũ điên khùng
chào các em trước mỗi bữa ăn
từng hạt ngô vàng đọng cứng hồn căm
em nuốt trọng anh nghẹn vì tủi nhục
lầm lỡ mình anh sao em phải ăn năn
Chào các em khi tiếng kẻng mỗi chiều
chín tiếng gọi hồn trong nắng xế cô liêu
qua sân vắng anh nhìn em se sắt
ôi mỗi chiều anh muốn nói bao nhiêu
chào các em xin hẹn chào tất cả
hẹn nắm tay nhau trong tiếng cười rộn rã
một mai khi dưới nắng mắt trời
lột da trâu ta trở lại cõi người.
(1)- Tố Hữu làm thơ về Nguyễn Văn Trỗi: “Máu gọi máu ở trên đời da diết!”
(Tặng các em Phục Quốc – Thanh Cẩm)
Chào các em với chiếc xe cải tiến
đời cha anh hèn mạt cho em làm thân trâu
bao tháng năm rồi chua sót nhìn nhau
em có hiểu ánh mắt buồn sau nụ cười cháy nắng?
chào các em trên đồi vàng tâm hoa trắng
con dốc cao đong từng bát mồ hôi
hạt cát ven sông hạt cát trĩu vai người
em vẫn tươi cười khiến lòng anh cay đắng
chào các em qua họng súng dài chiến thắng
gần nhau một với tay nhưng xa cách những vì sao
họng súng đong đưa kiêu ngạo theo tiếng thở mau
các em thở cho ngực anh chết lặng
chào các em trong gió lộng cờ hồng
những giọt máu này có gọi máu hay không (1)
sao rướm đỏ từng vết chân em rách nát
mỗi bước em đi dục anh nước mắt lưng tròng
chào các em trên bãi tắm ven sông
chúng ta trần truồng nhưng không thất ngượng ngùng
bởi ta đang sống trong sự trần truồng hung bạo
trong cõi vô tri giữa lũ điên khùng
chào các em trước mỗi bữa ăn
từng hạt ngô vàng đọng cứng hồn căm
em nuốt trọng anh nghẹn vì tủi nhục
lầm lỡ mình anh sao em phải ăn năn
Chào các em khi tiếng kẻng mỗi chiều
chín tiếng gọi hồn trong nắng xế cô liêu
qua sân vắng anh nhìn em se sắt
ôi mỗi chiều anh muốn nói bao nhiêu
chào các em xin hẹn chào tất cả
hẹn nắm tay nhau trong tiếng cười rộn rã
một mai khi dưới nắng mắt trời
lột da trâu ta trở lại cõi người.
(1)- Tố Hữu làm thơ về Nguyễn Văn Trỗi: “Máu gọi máu ở trên đời da diết!”
Có Ngày Anh Sẽ Kể
Đỗ Tăng Bí
Thanh Cẩm
Sáng hôm nay nhận được thư em
biết Sài Gòn se lạnh và em thèm
nắm tay anh trên những con đường cũ
lòng anh buồn, buồn đến vô biên
đọc thư em sao thấy mông mênh
nhìn quanh đây tìm lại dáng hình
những chiều em đến trong hoen nắng
vàng xưa Vangogh trên rốp xinh
thấy nhớ làm sao những tháng ngày
em tìm thư viện vì anh hay
lấy bàn thư viện làm nơi hẹn
rồi bỏ chổng trơ sách với thầy
lại nhớ hôm nào em tiễn đi
cầm tay không muốn nói năng chi
nhìn nhau bốn mắt mà như sáu
thầm hẹn đôi môi s trở về
thư em muốn hỏi nơi anh ở
chỉ có sông dài với núi cao
những rặng soan gầy như lũ trẻ
rừng lim xanh ngắt nỗi thương đau
em lại hỏi anh về mọi người
ở đây chỉ rặt giống đười ươi
sói vàng một lũ nhe nanh vuốt
tìm cố ra người độ chục thôi
em hỏi rằng anh chơi với ai
thì đàn em nhỏ như xưa nay
những thằng em bé nhưng mà lớn
bão nộ dông cuồng chẳng đổi thay
em ạ có ngày anh sẽ kể
cõi đời đầy đọa của hôm nay
chỉ mình em được nghe chưa đủ
cả thế giới này phải vểnh tai
Lại vẫn Chờ Trông
Một số hình trại tù mượn của phim “Vượt Sóng”. Xin các vị thông cảm
Đỗ Tăng Bí
Thanh Cẩm
Em về đường lượn quanh đồi
vừng hoa gạo đỏ những lời biệt ly.
dặm trường một bóng em đi
ta vùi lũng thấp hồn đi theo người.
nhìn lên em đứng lưng trời.
chéo khăn muốn níu đất trời ngừng quay.
cũng là những cái vẫy tay
nay sao nghe vị đắng cay trong lòng.
cách xa là mấy, vời trông
đóa hoa gạo rụng giọt hồng lăn theo.
em về cõi gió hắt hiu
anh vào ngục tối chắt chiu nụ cười
núi cao che khuất chân trời
sông dài nín nặng nước suôi một dòng
bấy lâu là những ước mong
bây giờ lại vẫn chờ trông bao giờ.
Đỗ Tăng Bí
Thanh Cẩm
Em về đường lượn quanh đồi
vừng hoa gạo đỏ những lời biệt ly.
dặm trường một bóng em đi
ta vùi lũng thấp hồn đi theo người.
nhìn lên em đứng lưng trời.
chéo khăn muốn níu đất trời ngừng quay.
cũng là những cái vẫy tay
nay sao nghe vị đắng cay trong lòng.
cách xa là mấy, vời trông
đóa hoa gạo rụng giọt hồng lăn theo.
em về cõi gió hắt hiu
anh vào ngục tối chắt chiu nụ cười
núi cao che khuất chân trời
sông dài nín nặng nước suôi một dòng
bấy lâu là những ước mong
bây giờ lại vẫn chờ trông bao giờ.
nhân danh
đời tôi
Sài Gòn, 1968
(viết cho đêm thơ Chiến Tranh và Tình Yêu)
Đỗ Tăng Bí
(viết cho đêm thơ Chiến Tranh và Tình Yêu)
Đỗ Tăng Bí
1945.
Khi tôi vừa chập chững biết đi
trên mặt đất nước này Việt Nam yêu dấu,
tay non đánh mất 16 tháng trời cha mẹ nâng niu
thì Thầy tôi qua đời,
cùng hai triệu người chết đói.
nhưng tôi chưa biết vui chưa biết buồn,
chưa biết khóc đau thương chưa biết cười hạnh phúc.
ruột Mẹ chín khúc môi con vẫn rạng rỡ đêm ngày.
16 tháng trời tim vẫn thơ ngây,
đất nước khổ đau vẫn ngủ vùi sớm tối.
Tám tuổi đầu theo Mẹ xa quê.
tôi bỏ lại đằng sau mái tranh ngút lửa.
lũy tre ngày nào tuổi nhỏ,
giờ đã nám đen trụi lá xác xơ.
kể từ đấy nứt vỏ ngây thơ,
lên phố phường Hà Nội lòng đã biết buồn, biết thương, biết nhớ,
biết đất nước khổ đau biết quê hương tan vỡ.
Biết vì sao chị tôi bị những người bên kia sông bắt giữ trước buổi thành hôn,
Biết vì sao anh tôi bị “Ủy Ban Hành Chánh” chém đầu giữa chợ,
Dù thầy tôi chỉ là một nhà nho nghèo,
trót dậy mấy người vài chữ,
chính những người có con bắt bớ chị tôi,
chính những người có con chém đầu anh tôi.
1954
Tôi theo Mẹ lên tàu đến một vùng xa thật lạ.
ở đó Việt Nam rất khác Việt Nam.
ở đó Sài Gòn rất xa Hà Nội.
ở đó làng quê không giống làng tôi.
(làng tôi Đại Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
Ngần đó năm trời trôi nhanh.
tôi trưởng thành giữa một trời lửa đạn.
vẫn những người mũi lõ mắt xanh,
vẫn những ủy ban này nọ miền quê đêm tối ,
vẫn những hoạt đầu thành thị bán buôn máu xương.
rồi anh tôi chết,
và tôi bỗng yêu Miền Nam tha thiết.
yêu Sài Gòn hơn cả quê xưa.
yêu trời nắng bất chợt trời mưa.
yêu tiếng tiếng hát láng giềng, radio sớm tối.
yêu những con người thương đau quá đỗi,
suốt một đời vẫn xóm lều chật trội,
và các em tôi nhơm nhếch vỉa hè.
vẫn chiến tranh, vẫn mũi lõ mắt xanh.
vẫn những áo đen lách luồn như chuột.
rồi mỗi ngày vẫn qua, lầm lì cuộc sống,
sống nhọc nhằn như chưa biết trẻ thơ.
lòng tự hỏi cho đến bao giờ
các em tôi sẽ hát thanh bình trở lại?
Thái độ
Saigon 1968 – (viết cho đêm thơ Chiến Tranh và Tình Yêu)
Đỗ Tăng Bí
Thôi ghê tởm lắm rồi
những lời tuyên ngôn ấy.
thôi ghê tởm lắm rồi
những “ngày vinh quang” ấy.
Tôi nào mong chiến thắng
những con người như tôi.
Tôi nào cam chiến đấu
chống con người như tôi.
Trăm năm nô lệ người,
hai mươi năm cốt nhục.
còn cần chi văn minh,
còn cần chi đĩ điếm.
máu còn loang sũng mặt,
xương còn ôm cứng tay.
ngàn anh em tôi đó,
sao còn cho máy bay.
tôi không cầu xin ai,
đừng mang bom đạn tới.
tôi không cầu xin ai,
đừng nhân danh liên đới.
tôi chỉ xin một điều,
hãy ngừng cho một phút
lửa bom và tuyên ngôn,
cho tôi ôm mặt khóc.
tôi chỉ xin một điều,
trả tôi một mảnh đất
không bom không lửa thiêu
không hận thù chém giết,
để
tôi chôn anh em tôi.
tôi chôn sâu tình người.
tôi chôn thượng đế, rồi
tôi cầm dao chiến đấu.
Đỗ Tăng Bí
Thôi ghê tởm lắm rồi
những lời tuyên ngôn ấy.
thôi ghê tởm lắm rồi
những “ngày vinh quang” ấy.
Tôi nào mong chiến thắng
những con người như tôi.
Tôi nào cam chiến đấu
chống con người như tôi.
Trăm năm nô lệ người,
hai mươi năm cốt nhục.
còn cần chi văn minh,
còn cần chi đĩ điếm.
máu còn loang sũng mặt,
xương còn ôm cứng tay.
ngàn anh em tôi đó,
sao còn cho máy bay.
tôi không cầu xin ai,
đừng mang bom đạn tới.
tôi không cầu xin ai,
đừng nhân danh liên đới.
tôi chỉ xin một điều,
hãy ngừng cho một phút
lửa bom và tuyên ngôn,
cho tôi ôm mặt khóc.
tôi chỉ xin một điều,
trả tôi một mảnh đất
không bom không lửa thiêu
không hận thù chém giết,
để
tôi chôn anh em tôi.
tôi chôn sâu tình người.
tôi chôn thượng đế, rồi
tôi cầm dao chiến đấu.
Lara
Sài Gòn 1965 – Thư viện Đồn Đất
Đỗ tăng bí
Những chiếc lá rơi ngoài trời,
không một âm thanh vang động.
nhưng tiếng rụng âm thầm xoáy tận hồn tôi.
và trong tôi có cả tiếng mùa đông mon men ngoài cửa sổ.
chiếc bàn trải dạ xanh chạy dài vô cùng,
hoặc ngừng lại, như một khung nhà ấm
một không gian êm đềm,
nơi có người ngậm đầu bút chì ẩn náu.
tiếng guốc đơn sơ một người con gái
gõ trên nền gạch,
như hòn đá rơi vào ao ký ức.
sóng gợn hình đất trời thuở Lara.
tôi ngồi yên,
gục đầu trên tay ôm ấp mặt bàn,
dạ xanh êm đềm ấm nồng hơi thở của nàng,
nghe khí lạnh tràn trên bờ vai
chạy vào máu luân lưu cơ thể.
ôi dù sớm thế nào cũng là vẫn trễ,
Đỗ tăng bí
Những chiếc lá rơi ngoài trời,
không một âm thanh vang động.
nhưng tiếng rụng âm thầm xoáy tận hồn tôi.
và trong tôi có cả tiếng mùa đông mon men ngoài cửa sổ.
chiếc bàn trải dạ xanh chạy dài vô cùng,
hoặc ngừng lại, như một khung nhà ấm
một không gian êm đềm,
nơi có người ngậm đầu bút chì ẩn náu.
tiếng guốc đơn sơ một người con gái
gõ trên nền gạch,
như hòn đá rơi vào ao ký ức.
sóng gợn hình đất trời thuở Lara.
tôi ngồi yên,
gục đầu trên tay ôm ấp mặt bàn,
dạ xanh êm đềm ấm nồng hơi thở của nàng,
nghe khí lạnh tràn trên bờ vai
chạy vào máu luân lưu cơ thể.
ôi dù sớm thế nào cũng là vẫn trễ,
Lara.
Hôm nay nàng mặc áo hồng
mười một giờ khuya trời như rạng đông
tim nóng nhảy bừng khúc luân vũ
yêu hoài yêu mãi bao giờ nguôi lòng
Vạn Hạnh
Sài Gòn – 1966
Đỗ Tăng Bí
Trong thư viện này
Phật còn ngồi đây
Một đời thương nhớ
Phật nào có hay
Sáng nghe chim hót
Chiều xem mây bay
Ôi chao giáng hình
Luẩn quất đâu đây
Nắng vào gáy sách
Nắng gọi tên ai
Nắng reo khúc khích
Cười, ai – Cười, ai?
Bà ni cô hiền
nhẹ bước bình yên
lưng trời tiếng mõ
cuộc tình đảo điên
Còn em còn em
đâu rồi đâu rồi
ngày qua ngày qua
ta ngồi ta ngồi
Đỗ Tăng Bí
Trong thư viện này
Phật còn ngồi đây
Một đời thương nhớ
Phật nào có hay
Sáng nghe chim hót
Chiều xem mây bay
Ôi chao giáng hình
Luẩn quất đâu đây
Nắng vào gáy sách
Nắng gọi tên ai
Nắng reo khúc khích
Cười, ai – Cười, ai?
Bà ni cô hiền
nhẹ bước bình yên
lưng trời tiếng mõ
cuộc tình đảo điên
Còn em còn em
đâu rồi đâu rồi
ngày qua ngày qua
ta ngồi ta ngồi
đời trôi, và đời vẫn mãi trôi…
dương cầm
khóc anh
Trong quán cà phê
Sài Gòn 1968
Đỗ Tăng Bí
Trong quán cà phê nhạc buồn trỗi dậy.
Sérénade de Schubert.
Nắng chiều bùi ngùi muốn khóc,
Cho đêm tới dỗ dành.
Trong quán cà phê một người cúi đầu.
Trong quán cà phê nhạc buồn nức nở.
Bàn thì thầm bảo nhau nhịn thở.
Ghế nằm yên không dám khóc.
Nhạc lên nốt cao
Đĩa tách xôn xao
rướm máu.
Trong quán cà phê một người cúi đầu.
Trong quán cà phê một người ngóng đợi
một chút tình sơ, một chút lững lờ,
một nét môi tơ, một ánh mắt hờ,
và một chút thơ
và một chút thơ.
và còi trỗi dậy,
và người trỗi dậy.
một ngày giới nghiêm,
một trời giới nghiêm,
một đời giới nghiêm.
Đỗ Tăng Bí
Trong quán cà phê nhạc buồn trỗi dậy.
Sérénade de Schubert.
Nắng chiều bùi ngùi muốn khóc,
Cho đêm tới dỗ dành.
Trong quán cà phê một người cúi đầu.
Trong quán cà phê nhạc buồn nức nở.
Bàn thì thầm bảo nhau nhịn thở.
Ghế nằm yên không dám khóc.
Nhạc lên nốt cao
Đĩa tách xôn xao
rướm máu.
Trong quán cà phê một người cúi đầu.
Trong quán cà phê một người ngóng đợi
một chút tình sơ, một chút lững lờ,
một nét môi tơ, một ánh mắt hờ,
và một chút thơ
và một chút thơ.
và còi trỗi dậy,
và người trỗi dậy.
một ngày giới nghiêm,
một trời giới nghiêm,
một đời giới nghiêm.
Cô giáo tôi
Đỗ Tăng Bí
Trần Hưng Đạo – Đà Lạt – 1957
Những bài thơ khi học Đệ Lục, còn nhớ được.
Cô giáo tôi, cô Lan.
Cô Lan đẹp như những buổi trời mây quang đãng và hiền như những vì sao lấp lánh trong đêm.
Giọng cô nói êm quá, êm như tuyết rơi lất phất giữa trời đông,
Tiếng cô cười dịu quá, dịu như tiếng lá mùa thu lao chao rụng.
Cô có biệt tài thổi sáo.
những hơi thở luồn vào ống trúc rồi thoát ra từ đầu ngón tay cô cất lên những âm thanh cao vút tận mây xanh hay hà ra những tiếng trầm như tiếng vang của âm hồn người chết.
Hôm qua cô nhận tin một người đụng xe bị thương, ở Sài Gòn.
Sáng nay mắt cô đỏ hoe trong lớp.
Và tôi buồn.
Và tôi ấm ức.
Ngoài kia, nắng vẫn nhảy múa trên các chòm lá thông.
nắng vàng thật trong và lá thông xanh ngắt.
trời cũng xanh và chim bay, mây bay.
mọi sự đều như hôm qua, như những ngày trước đó.
như những ngày tôi còn hạnh phúc.
tương tư buồn
Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, 1957 - Những bài thơ khi học Đệ Lục, còn nhớ được.
Lòng ta buồn nào biết bởi vì đâu.
lòng ta buồn mà chẳng được ai trao
cho một chút niềm vui của toại nguyện.
cõi hư vô cửa rộng mở thênh thang
để đón những nét buồn của lòng thương nhớ hão
một nỗi buồn mênh mang tràn mọi nẻo
trong những chiều xám ngắt một màu mây
lòng ta buồn nào biết nói gì đây
Cô giáo tôi, cô Lan.
Cô Lan đẹp như những buổi trời mây quang đãng và hiền như những vì sao lấp lánh trong đêm.
Giọng cô nói êm quá, êm như tuyết rơi lất phất giữa trời đông,
Tiếng cô cười dịu quá, dịu như tiếng lá mùa thu lao chao rụng.
Cô có biệt tài thổi sáo.
những hơi thở luồn vào ống trúc rồi thoát ra từ đầu ngón tay cô cất lên những âm thanh cao vút tận mây xanh hay hà ra những tiếng trầm như tiếng vang của âm hồn người chết.
Hôm qua cô nhận tin một người đụng xe bị thương, ở Sài Gòn.
Sáng nay mắt cô đỏ hoe trong lớp.
Và tôi buồn.
Và tôi ấm ức.
Ngoài kia, nắng vẫn nhảy múa trên các chòm lá thông.
nắng vàng thật trong và lá thông xanh ngắt.
trời cũng xanh và chim bay, mây bay.
mọi sự đều như hôm qua, như những ngày trước đó.
như những ngày tôi còn hạnh phúc.
tương tư buồn
Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, 1957 - Những bài thơ khi học Đệ Lục, còn nhớ được.
Lòng ta buồn nào biết bởi vì đâu.
lòng ta buồn mà chẳng được ai trao
cho một chút niềm vui của toại nguyện.
cõi hư vô cửa rộng mở thênh thang
để đón những nét buồn của lòng thương nhớ hão
một nỗi buồn mênh mang tràn mọi nẻo
trong những chiều xám ngắt một màu mây
lòng ta buồn nào biết nói gì đây
Subscribe to:
Posts (Atom)