Thái Thanh:
Tiếng hát vang vọng giữa trời xuân
(Tựa trên Giai Phẩm Xuân Người Việt – 2005)
Đỗ Tăng Bí
(Tựa trên Giai Phẩm Xuân Người Việt – 2005)
Đỗ Tăng Bí
Hình: Kiệt Trần, NG. Thien Co, Vu Đinh Trong, chụp ngày 1 Tháng 5, 2005, trong sinh họat tiễn Phạm Duy ở quán Nghệ Sĩ, (hiện nay, Tháng Giêng 2009 có tên là quán Oh, Me Ly)
Chúng tôi có cơ duyên gặp danh ca Thái Thanh nhiều lần, nhưng chỉ gần đây, 2003, 2004 mới có ý định hỏi han đôi điều về cô. Phần phỏng vấn dưới đây có sự đóng góp của Lan Anh (báo Phụ Nữ Gia Đình Người Việt) và Phạm Giao (Nhật báo Người Việt).
Thái Thanh sinh năm 1934, là em út trong gia đình 5 anh em: anh cả là Phạm Đình Sỹ (bà Phạm Đình Sĩ là kịch sĩ Kiều Hạnh sinh ra Mai Hương, Bạch Tuyết), anh thứ là Phạm Đình Viêm tức Hoài Trung, chị là Thái Hằng, anh thứ tư là Phạm Đình Chương tức Hoài Bắc. Quê ngoại Thái Thanh ở Sơn Tây, còn cô ra đời ở làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946 cô theo gia đình tản cư vào vùng Chợ Đại, rồi Thanh Hóa là nơi Thái Hằng kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy. Tháng 5, 1950 gia đình cô cùng Phạm Duy bỏ vùng kháng chiến về Hà Nội, sau đó vào ngay Sài Gòn. Suốt những năm trường sau đó cho đến khi Miền Nam bị mất, tiếng hát Thái Thanh cùng nhạc Phạm Duy bay bổng khắp nơi. Nhà văn Mai Thảo đã gọi giọng hát cô là “tiếng hát vượt thời gian”. Quả thật cho đến trăm năm nữa, tiếng hát này chắc vẫn còn ngự trị trong tâm tưởng người dân Việt, sẽ còn vang vọng như khúc quan họ giữa trời xuân.
Kết hôn cùng tài tử Lê Quỳnh năm 1956, Thái Thanh và Lê Quỳnh có 5 người: Ý Lan, Lê Việt, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương, Thanh Loan và Lê Đại. Khi nói đến những văn nghệ sĩ, nhất là trường hợp một nữ danh ca, ít ai để ý đến khía cạnh Bà Mẹ trong đời sống những phụ nữ này. Có tác giả đã nói đến tấm lòng Bà Mẹ của Thái Thanh trong việc nuôi dưỡng đàn con. Cô Thái Thanh đã vượt qua biết bao khó khăn, chịu đựng biết bao vất vả để giúp các con, nhất là hai người con bé nhất, có được một cuộc sống tốt đẹp. Bây giờ chúng tôi muốn nói đến khía cạnh khác trong cuộc sống của cô, một khía cạnh càng làm lớn con người của Thái Thanh: Đó là nghị lực chống chỏi với bất hạnh của cuộc sống. Cách đây 4 năm (2000) cô bị một cơn tai biến mạch máu não (strocke), mất hết trí nhớ. Nằm trong phòng mạch bác sĩ cũng như khi ở bệnh viện cô không còn nhận biết ra người thân. Đôi khi cô nhận ra Quỳnh Hương, Ý Lan, đôi khi không. Ở bệnh viện về cô đã cố gắng tập luyện rất nhiều để khôi phục trí nhớ. Mấy tháng sau khi rời bệnh viện cô đã nhận biết ra nhiều điều quen thuộc, nhưng bài hát thì lẫn lộn lung tung. Không biết do nghị lực của chính cô, sức sống mãnh liệt của chính cô, hay do phép lạ mà sau đó trí nhớ cô hồi phục dần. Từ chỗ không còn nhận ra người thân, cô đã nhớ lại được từng lời bài hát. Trong dịp đón Thụy Khuê từ Pháp qua ở nhà Y Sa, độ một năm sau biến cố trên, Thái Thanh đã thấy “ngứa ngáy” muốn giúp cho buổi tối xum họp bạn bè thêm đẹp, nhưng cô đành chỉ hát được vài câu rồi thôi vì quên lời. Vậy mà đến ngày “Lễ Của Mẹ” (Mother’s Day) năm 2004, ngày Thái Thanh và 3 thế hệ ở Majestic, Thái Thanh đã xuất hiện duyên dáng trong vai nữ sinh áo dài trắng, nón lá, cắp sách đến trường mở đầu buổi trình diễn với bài “Ngày Xưa Hoàng Thị”, và hát một loạt bài sau đó.
Chắc chắn Thái Thanh đã có một ý chí mãnh liệt, thứ ý chí giúp cô sống qua những tháng năm ở Sài Gòn đen tối, giúp cô chăm sóc các con trong cơn bệnh hoạn ngặt nghèo, rồi giúp cô hát lại được ở tuổi 70. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại đôi lần chuyện trò với cô trước và sau khi cô bị stroke:
Hỏi: Chị bắt đầu hát năm nào, Chị còn nhớ bài hát đầu tiên?
TT.:Không nhớ rõ, nhưng về tuổi thì tôi bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Không nhớ rõ bài hát đầu tiên trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là của Phạm Duy. Hồi đó, năm tôi 14 tuổi, anh Phạm Duy cứ phải dùng tôi làm cái cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng, chị ruột của tôi. Năm đó Thái Hằng khoảng 21 tuổi. Không lạ gì mà hồi đó đã có bài “Dòng Sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt. Ông Phạm Duy đã phải đặt lời Việt cho bài “Dòng Sông Xanh” để cho cô Thái Thanh bé xíu hát thì mới lấy điểm được với bà Thái Hằng.
Hỏi: Chị còn nhỏ vậy mà các cụ vẫn cho chị hát?
TT.: Bố mẹ tôi cũng là những nghệ sĩ chơi đàn cổ như đàn tranh chẳng hạn, nên cụ thông cảm. Dù không bị ngăn cấm vì “xướng ca vô loài” nhưng các anh em tôi đều được các cụ hướng dẫn là cần nhất phải học hành trước đã, đàn địch là chuyện phụ thôi, nhưng lúc chạy loạn tôi không có cơ hội học chữ nhiều nên có thể tự học ca hát.
Hỏi: Hồi xưa kỹ thuật còn thô sơ, phương tiện không có nhiều. Chị có nghĩ là nếu hồi đó có được những phương tiện và kỹ thuật như bây giờ, Thái Thanh sẽ khác hơn không?
TT.: Hồi đó khi tôi hát, lúc tôi mười mấy tuổi, thì kỹ thuật mình đã có gì đâu. Cái micro dài thật dài và to bằng cả cái bàn tay mình. Nếu tôi đứng gần micro để tiếng hát phát ra tốt hơn thì khán giả không nhìn thấy tôi, còn nếu tôi đứng xa để khán giả thấy được khuôn mặt tôi thì tiếng hát lại không còn rõ nữa. Nếu kỹ thuật được như bây giờ thì hẳn là phải khác đi chứ. Nhưng dù sao tôi vẫn có niềm hạnh phúc mà ít ai có được là từ năm 14 tuổi tôi bắt đầu hát với cái micro to như thế cho một nhóm khán giả nghe, đến bây giờ gần 70 tuổi, tôi vẫn còn được hát và thu vào CD để gửi cho thính giả khắp thế giới nghe, nghĩa là hơn 50 năm sau tôi lại được dùng cái technique mới cho giọng hát của mình. Hạnh phúc lắm.
Hỏi: Lần đầu tiên chị xuất hiện trước công chúng là ở đâu, Hà Nội hay làng quê?
TT.: Sure là ở làng quê vì hồi đó là lúc kháng chiến. Khi đó có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lần đầu tiên tôi lên sân khấu ở tuổi 14, mình còn bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên tôi cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, thì tiếng hát, âm nhạc làm tôi hết sợ mà còn cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, vì lúc đó tôi được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những người sau này thành ban “Thăng Long”.
Hỏi: Ban hợp ca Thăng Long được thành lập từ hồi đó?
TT.: Nói thế cũng được. Có thể nói “Thăng Long” được thành lập từ hồi kháng chiến, từ khi tôi còn nhỏ.
Hỏi: Sau này chị gia nhập đoàn kịch “Gió Nam”?
TT.: Ban hợp ca Thăng Long ở trong ban Gió Nam, tuy hai mà một. Lấy tên Gió Nam vì chúng tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi trở ra Hà Nội trình diễn, mang cái gió miền Nam ra ngoài Bắc.
Hỏi: Chị có thấy là giọng chị hợp với nhạc Phạm Duy, hay là Phạm Duy sáng tác để cho chị hát?
TT.: Anh Duy lớn hơn tôi mười mấy tuổi, có lẽ muốn biết chính xác điều đó phải hỏi anh Phạm Duy. Tôi chỉ biết là kể từ bài “Dòng Sông Xanh” anh Duy đặt lời cho tôi hát, thì anh đã biết giọng hát tôi làm sao, sau đó những bài hát của anh ấy sáng tác ra thường do tôi hát đầu tiên nên chắc là anh phải chọn sao đó cho thích hợp với giọng hát Thái Thanh.
Hỏi: Bài “Dòng Sông Xanh” chị hát năm 14 tuổi, như thế chị có phải tập luyện nhiều không?
TT.: Về chuyện tập luyện, lúc đó mình chưa có trường “Quốc Gia Âm Nhạc”, chưa có ai mở khóa huấn luyện hát (thanh nhạc), tôi chỉ có thể nghe đàn bài nhạc, và với tuổi 14 mà tôi hát đước bài đó, tôi nghĩ phần lớn do thiên phú. Ngay cả chuyện phát âm, trước hết tôi đọc lời ca cho đúng, và khi hát tôi phải phát âm như lúc tôi đọc chứ không thể để chữ nọ xọ chữ kia, giọng nọ xọ giọng kia. Tôi nghĩ rằng chuyện phát âm tiếngViệt một phần tôi có được cũng là chút năng khiếu trời cho.
Hỏi: Một số bài hát chị có thêm thắt đôi chút mà bây giờ người ta gọi là “feeling”, chị có nghĩ đó là ưu điểm của chị, là sự sáng tạo của chị, và nhạc sĩ liệu có hài lòng không? Thí dụ như bài “Paris Có Gì Lạ Không Em”, ở phần cuối chị thêm vào khúc “Lá La La Là Lá La....”, chúng em cho rằng khúc hát thêm đó thật tuyệt vời, làm sáng hơn cái chất Paris trong bài hát. Thế nhưng liệu nhạc sĩ có đồng ý không?
TT.: Ở đây phải nói nhạc sĩ là tác giả chứ không phải người chơi đàn. Tôi vẫn nghĩ là tôi “feel” được cái bài đó phải được phát âm thế này, phải có cái đoạn mà tôi tự thêm vào. Thường thường tôi vẫn lo rằng tác giả bài nhạc không bằng lòng với lối phát âm của tôi ở khúc đó, không bằng lòng với đoạn thêm thắt của tôi, nên tôi hay phone hỏi tác giả. Tôi nói rằng bài mà tôi sắp hát của ông đây nếu tôi trình diễn thêm như thế này thì ông thấy thế nào. Hầu hết tôi nhận được lời khen của tác giả và họ đồng ý cái kiểu hát của tôi khiến bài hát hay hơn.
Hỏi: Về phía người chơi đàn, ban nhạc đệm cho chị, có khi nào đang hát chị chợt thấy có cảm hứng và thêm vào, hay thay đổi cách diễn đạt, mà ban nhạc không biết trước không?
TT.: Cái đó thì chưa xẩy ra bởi vì bao giờ cũng phải tập với ban nhạc hoặc dặn dò nhau đôi chút. Muốn thêm hay bớt điều gì đó đều phải được dự trù trước, vì chính mình cũng phải nghe thử xem sự thêm bớt đó có hay không. Chưa bao giờ đứng trên sân khấu mà tôi làm chuyện đó. Nhân nói về chuyện đứng trên sân khấu, có một lần tôi đứng hát trước khán giả, người đệm piano cho tôi hát hôm đó là nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Ông đã chọn đệm cho tôi với ton Ré majeur, mà nếu hát Do majeur thì vừa với giọng tôi hơn. Khi tôi nghe intro, tức là khúc mở đầu mới có độ 3, 4 nốt của ông, tôi vẫn đứng yên tại chỗ và dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ làm thành hình chữ C ra hiệu cho ông, ông đã hiểu ý tôi ngay và chuyển từ Re xuống Do. Sau đó ông khen tôi: Tai của Thái Thanh thính quá, mới nghe mấy nốt mà đã nhận ra là Ré, không phải Do để ra hiệu cho tôi. Thái Thanh giỏi lắm.
Hỏi: Thế chị học nhạc lý ở đâu? Đọc đâu đó có viết là chị phải chui đầu vào trong cái chum để tập phát âm?
TT.: Nhạc lý cũng như là xướng âm tôi đã phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi anh Phạm Đình Chương. Anh Chương là thầy dậy tôi. Anh có lần nói: “Cô có cái đặïc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Còn chuyện chui đầu vào chum thì không có đâu. Có lẽ ai đó đã đoán thôi vì thấy giọng tôi, cách phát âm của tôi khá mạnh nên họ nghĩ vậy. Cái giọng mạnh này chắc cũng là do trời cho tôi.
Hỏi: Có thể nói 70% tài năng của chị là do thiên phú?
TT.: Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Trời cho tôi giọng, Trời còn cho tôi hai lá phổi rất rộng. Ý Lan có lần đã nói với tôi: “Mỗi lần con nghe Mẹ hát, nghe Mẹ xướng âm, con có cảm tưởng như tất cả buồng phổi của Mẹ đã mở ra.” Đó cũng là một điều thiên phú. Nhưng có điều tôi vẫn tâm niệm rằng trời cho mình cái gì thì mình phải ôm lấy nó, trân trọng cái đó, nghĩa là phải tập luyện để giữ được nó, để làm lớn, làm mạnh nó lên. Chú không thể cứ nghĩ thiên phú là không cần tập dượt, và còn phải yêu nó nữa thì mới có những thành tựu.
Hỏi: Chị đang nói về thiên phú, vậy chị có nghĩ rằng một điều khác trời cũng cho chị là đầu óc chị, tâm hồn chị dễ dàng cảm nhận được những gì tác giả các bài nhạc muốn gửi gấm, và chị đã dùng cái thiên phú đó để truyền đạt được tâm tình tác giả đến người nghe? Nhiều người có thể xướng âm những dòng nhạc, những lời ca của nhiều tác giả, nhất là của Phạm Duy, nhưng họ không có cùng cái cảm xúc như chị, họ không “cảm” được như chị.
TT.: Tôi không biết chuyện tôi cảm thông được với các tác giả có phải là thiên phú không. Nhưng điều đầu tiên tôi muốn nói về chuyện này là người ca sĩ phải biết yêu tiếng nói của nước mình, phải yêu tiếng Việt của mình. Người ca sĩ còn phải yêu đất nước mình nữa. Khi trong bài hát có nói đến những xứ sở, những vùng nào đó trên đất nước mình, thì mình cũng phải cảm thấy yêu cả những địa danh đó nữa, Miền Trung, Miền Nam, Miền Bắc. Đặc biệt tôi sinh ra ở Hà Nội thì khi đọc đến hai chữ Hà Nội tôi cảm thấy một tình cảm yêu mến vô bờ. Nếu mình không yêu chữ của nước mình thì giống như mình hát một bài hát ngoại quốc vậy. Thí dụ đọc đến chữ “em bé quê” là mình cảm thấy dào dạt tình thương yêu các em nhỏ sống ở những vùng quê nghèo nàn, tôi nói yêu chữ nước mình là vậy. Còn một chuyện nữa là tôi yêu người nghe, luôn luôn tôn trọng khán thính giả. Tôi rất thận trọng khi hát.
Hỏi: Thưa chị, về một trường hợp cá biệt, khi nghe chị hát bài “Hương Ca Vô Tận” của Trầm Tử Thiêng, khán thính giả thấy chị hầu như đã diễn đạt được hết cái tâm tình của nhạc sĩ, trong đó có cả phần tâm tình của chị. Có phải chị đã được tác giả chia sẻ chút ít về bài hát đó?
TT.: Tôi đã hát bài đó của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cách đây nhiều năm, khi chúng tôi còn ở Việt Nam. Với ca sĩ được làm thân, được nói chuyện với các nhạc sĩ là điều rất thú vị vì mình hiểu biết hoàn cảnh các bài hát hơn. Khi nói chuyện với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tôi mới biết ý của ông trong những lời ca. Trong bài có những câu như “Hát nữa đi hương...”, nhiều khán thính giả tưởng “hương” là tên một người con gái, nhưng có nói chuyện với ông mới biết chữ “hương” là ông muốn nói đến “quê hương.”
Hỏi: Chúng ta qua một chuyện khác. Người đời thường hay dè bỉu những bài nhạc đại chúng, được đông đảo quần chúng ưa thích vì giai điệu, cấu kết giản dị, dễ dãi. Họ gọi đó là loại nhạc “sến”. Chị có nghĩ là nên gọi như vậy không, nên phân biệt như vậy không, và chị có hát những bài hát đó không? Chị có thích đặc biệt một nhạc sĩ nào không?
TT.: Dùng chữ “sến” để chỉ nhưng bài nhạc đó là thiếu lịch sự, và chắc chắn là tôi có hát những bài loại đó. Ngày xưa, có một ông nhạc sĩ nay đã mất rồi, tôi không nhớ rõ tác giả nào, nói với tôi thế này: “Thái Thanh ạ, nếu có một loại nhạc gọi là nhạc sến thì tôi xin làm sến, vì Thái Thanh mới trình bày một bài hát với hình ảnh đẹp đẽ quá, tươi tắn quá, và nếu tôi là sến tôi sẽ may cái áo thật đẹp để mặc.” Còn bảo rằng thích đặc biệt một nhạc sĩ nào thì câu trả lời là không. Thích một bài hát nào thì tôi hát bài đó với tất cả tâm hồn, không cứ bài đó là của ai. Thực ra cũng có thể nói là những bài của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, vì là những người trong gia đình, nên khi chúng chưa ra ngoài thính giả thì tôi đã được nghe trong gia đình, tôi đã được các ông ấy gọi ra để hát thử từng đoạn trước khi tác phẩm hoàn thành, đương nhiên những bài của hai ông ấy tôi hát nhiều.
Hỏi: Vậy thì cũng xin chia sẻ với chị kinh nghiệm này, hồi còn trẻ, còn sinh viên, quả thực bọn em có thái độ phân biệt với những bài hát giai điệu dễ dãi. Phải đợi đến khi nằm tù ở Thanh Hóa 7, 8 năm trời, lúc đó em mới thấy hết giá trị của những bài bị gọi là sến kia. Lúc đó, giai điệu, lời ca những bài đó sao thấm thía đến thế. Lúc đó nghe “Nghìn Trùng Xa Cách” em không khóc như khi nghe “Xuân Này Con Không Về”, hoặc nghe “Phố Buồn” em cũng chỉ thấy sao xuyến như nghe bài gì của Trúc Phương có câu “đèn khuya mắt đỏ...” Lúc đó em mới nhận ra những bài hát đó thực sự là tiếng nói, tâm tình của đa số người dân miền Nam, của mọi người. Bây giờ xin đi đến một câu hỏi khác: Sau 1975, chị còn ở trong nước, chị có hát không, chị sống như thế nào?
TT.: Nói đúng ra thì tôi không hát. Lý do là vì khi người Cộng Sản vào miền Nam, tôi thấy họ khác mình quá, cái gì cũng khác. Khác hay hay khác dở thì tôi không bàn, nhưng tôi thấy không có gì giống tôi, giống trước đây, thì tôi không hát. Sau khi mời tôi không được thì tôi “được” họ cấm hát, thế thì tốt quá. Họ nói tiếng hát Thái Thanh là của “Ngụy”, chứ không phải của họ. Tôi kể câu chuyện nhỏ này: Cô Kim Cương mấy lần đến nhà tôi ở đường Cống Quỳnh, nói rằng “chị ở căn nhà này chật hẹp, nóng nảy quá”, ngỏ ý muốn mời tôi đến ở cùng nhà với cô ấy, vì tôi chỉ có một thân một mình, và cô ấy cho rằng tôi sống trong hoàn cảnh khổ quá. Kim Cương ở một ngôi nhà lớn, có máy lạnh, nước nóng nước lạnh. Cô ấy khéo lắm, nói rằng “Không phải em mời chị đến để rồi yêu cầu chị hát đâu, từ ngày xưa em đã tự bảo rằng chỉ cho tôi hát một ngày được như Thái Thanh thì sau đó có phải chết tôi cũng bằng lòng.” Cô ấy khéo thế đấy. Nhưng tôi từ chối viện lý do là tôi ở đâu quen đó, lại gần chợ nữa, và tôi không làm việc nổi vì các con tôi đều ở xa, tôi nhớ chúng lắm chẳng bụng dạ nào đi hát cả. Còn về đời sống, tôi cứ bán dần đồ đạc, nữ trang đi để mà sống qua ngày vì tôi có làm gì ra tiền. Đến bây giờ tôi rất hài lòng vì tránh được mọi điều ép buộc của nhiều người lúc đó.
Hỏi: Bây giờ thì đến một câu hỏi khá riêng tư không biết chị có vui lòng trả lời không. Thực ra chị là người của công chúng, chị có thể chia sẻ mọi điều với công chúng. Câu hỏi thế này: Chị là người duyên dáng, khả ái, có đôi tay đẹp, nhất là đôi mắt vô cùng thu hút, vậy không biết các chàng trai trẻ từ xưa đến giờ bị chị thu hút đến thế nào, chị tiết lộ được không?
TT.: Cô ca sĩ hay hát Trịnh Công Sơn, cô Khánh Ly, trước ngày mất nước, tức là cách đây hơn hai chục năm, có lần nói với tôi thế này: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát.” Còn chuyện các chàng trai trẻ, thì trong cuộc sống chúng ta mấy chuyện đó cũng như nhau thôi.
Hỏi: Thí dụ trong ban Gió Nam có anh Trần Văn Trạch, một người trình diễn thành công rất mê chị?
TT.: Anh Trạch là một người kín đáo, trước khi mất anh ấy mới nói cho mọi người biết anh ấy mê Thái Thanh. Tôi chỉ nhận thấy là anh ấy hay đến nhà chơi với các anh các chị, và hay nhìn tôi. Lúc đó mình còn trẻ quá. Thực ra cho đến bây giờ chuyện tình cảm của Thái Thanh cũng kỳ cục lắm, phải nói thẳng ra là “này cô Thái Thanh, tôi thế này, tôi thế nọ” thì Thái Thanh mới biết, mới tin, vì khán giả yêu mình cũng biểu lộ như vậy, làm sao mình biết được ai yêu mình thật, ai mê tiếng hát của mình thôi. Có nói ra tận miệng thì tôi mới biết: “ủa, vậy hở!”
Hỏi: Còn với những văn nghệ sĩ miền Bắc gặp chị sau 75 thì sao, có cán bộ nào “nói thẳng” với chị không?
TT.: Ai cũng thấy thái độ bất hợp tác của tôi thì còn cán bộ nào tìm đến nữa. Mà có “nói thẳng” thì câu trả lời cũng không là “Me too” đâu đấy nhé. Với các anh chị văn nghệ sĩ như Văn Cao, Hoàng Cầm,... đều đến gặp tôi, đôi khi cũng nói để cho mình vui lòng ấy mà, như anh Văn Cao nói thế này: Nếu tôi còn trẻ thì thế nào cũng xin cưới Thái Thanh. Anh ấy bông đùa như vậy nhưng tôi cũng không dám trả lời “Me too!”
Hỏi: Nhưng rõ ràng sau khi chị ly dị với anh Lê Quỳnh, chị có một khuôn mặt mới trong cuộc đời là ông chủ khách sạn Catinat?
TT.: Anh Phạm Đình Chương mở phòng trà “Đêm Màu Hồng” trong khách sạn Catinat, nên biết anh Trần Quý Phong. Mới cách đây mấy hôm (Tháng Hai, 2004), trong khi nói chuyện điện thoại với anh Phong, tôi có hỏi anh ấy rằng “Thế thì anh mê Thái Thanh từ khi biết ở Đêm Màu Hồng hay là mê từ khi nghe Thái Thanh hát”, anh ấy trả lời lâu rồi chứ, đâu phải đợi đến Đêm Màu Hồng. Thực ra sau đó anh Phong đã ly dị, và tôi cũng đã ly dị một thời gian rồi, anh ấy đang tìm chỗ để tổ chức đám cưới thì xẩy ra 30 Tháng 4, 1975.
Hỏi: Sau 1975 thì sao và bây giờ anh ấy ở đâu?
TT.: Tôi đi Mỹ khi anh Phong còn ở tù. Sau 14 năm anh được thả nhưng không đi Mỹ vì anh còn mẹ. Sau khi cụ mất anh ấy mới xin đi Mỹ và hiện ở Atlanta.
Hỏi: Nếu bọn em mua vé máy bay mời chị đi Atlanta thì sao?
TT.: Xin cám ơn cô chú nhưng không đi được vì chúng tôi chưa cưới hỏi, phải không? Mà nếu chỉ là bạn bè thì đâu cần đi xa đến thế.
Hỏi: Chị nhớ một kỷ niệm nào ở Đêm Màu Hồng?
TT.: Kỷ niệm thì nhiều, nhưng có một chuyện tôi nhớ mãi đến bây giờ: Một hôm tôi hát bài “Kỷ Vật Cho Em” xong thì thấy mấy bà khóc. Các bà ấy đều có chồng, có anh em tử trận. Điều đó thật là day dứt.
Hỏi: Năm 1985 chị qua đến Hoa Kỳ, mọi người vui mừng đón tiếp chị trong đêm tái ngộ Thái Thanh ở hải ngoại, sau đó chị không có hoạt động gì nhiều về văn nghệ?
TT.: Sau đêm đó, một số “bầu sô” mời tôi hợp tác. Tôi không dám nhận lời nhiều vì lý do còn phải đi học ESL, thời gian học này kéo dài mấy năm. Về sau tôi chỉ ghi đĩa với cô Thái Xuân (Trung tâm Diễm Xưa) vì Thái Xuân chịu chiều theo ý tôi. Thí dụ mỗi CD thỉ có một mình tôi hát chứ không xen lẫn nhiều người. Tôi rất cảm ơn Thái Xuân vì cô ấy đã cố gắng làm mọi điều theo yêu cầu của tôi, như có bài hát tôi cần tiếng đàn tay chứ không phải đàn điện thì dù tốn kém mấy cô ấy cũng mua, khi thu băng đôi khi tôi cần tiếng đàn harp, cô ấy cũng chiều dù cho tiền thuê loại đàn đó cũng như tiền trả cho người chơi rất đắt. Trong một bài hát nhiều khi cần cả mấy thứ đàn đó, nhưng đàn tay vẫn là thứ tôi thích nhất, tiếng đàn đó “có lòng nhất”. Hồi xưa tôi thường thích ban nhạc Nghiêm Phú Phi đệm, sau này cô Thái Xuân đã chọn ban nhạc toàn người Mỹ để đệm cho tôi.
Chúng ta vừa mới đọc qua đôi điều thú vị về Thái Thanh, người ca sĩ lớn lao của đất nước Việt Nam. Gia đình cô còn sản xuất những người con nổi tiếng: Ý Lan, Quỳnh Hương, Thanh Loan đã nổi tiếng trong giới nghệ thuật, truyền thanh, Lê Việt đã tốt nghiệp kỹ sư còn nhất định lấy thêm bằng bác sĩ y khoa, và đặc biệt Lê Đại từ một thanh niên bị tê liệt vẫn kiên trì học để tốt nghiệp đại học, đi làm trong dòng chính của Mỹ. Tất cả những ý chí, tài hoa đó hẳn phần nào được Thái Thanh truyền cho. Trong đêm Thái Thanh và 3 thế hệ, đàn con cháu xum vầy chung quanh, tất cả đều cất lên tiếng hát ngợi ca Mẹ và Bà, ngay chàng bác sĩ Lê Việt cũng đã chứng tỏ là có một giọng ca truyền cảm, và một cung cách thật chân chất, khiêm nhường.
Để kết thúc bài này, chúng tôi xin mượn ít dòng của nhà văn Thụy Khuê: “Chúng ta có nhiều nghệ sĩ sáng tác những nhạc khúc tuyệt vời với ngôn ngữ thi ca, nhưng chúng ta có ít ca sĩ thấm được hồn thơ trong nhạc bản. Đạt tới tuyệt đỉnh trong ngành trình diễn, Thái Thanh nắm vững cả bốn vùng nghệ thuật: nghệ thuật truyền cảm, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật thi ca và nghệ thuật phát âm tiếng Việt, giữ địa vị độc tôn trong tân nhạc Việt Nam gần nửa thế kỷ: Thái Thanh Chẳng cần làm thơ cũng đã là thi sĩ.
“Giữa những phôi pha của cuộc đời, tàn phai của năm tháng, giọng hát Thái Thanh vang vọng trong bầu trời thơ diễm tuyệt, ở đó đau thương và hạnh phúc quyện lẫn với nhau, người ta cho nhau cả bốn trùng dương và mặc tàn phai, mặc tháng năm, tiếng hát vẫn bay bổng ở chốn trần gian hoặc ở vô hình.”
Phạm Duy đã chuyên trở lịch sử đất nước Việt Nam, ưu tư về vận mệnh dân tộc Việt Nam, về thân phận con người Việt Nam trong những tác phẩm của ông. Thái Thanh đã truyền đạt mối ưu tư đó, sức nặng lịch sử đó cho tất cả chúng ta. Cô đã nuôi dưỡng niềm tin, lòng yêu nước, tình người cho nhiều thế hệ chúng ta. Xin cảm ơn Thái Thanh và Phạm Duy.
Chúng tôi có cơ duyên gặp danh ca Thái Thanh nhiều lần, nhưng chỉ gần đây, 2003, 2004 mới có ý định hỏi han đôi điều về cô. Phần phỏng vấn dưới đây có sự đóng góp của Lan Anh (báo Phụ Nữ Gia Đình Người Việt) và Phạm Giao (Nhật báo Người Việt).
Thái Thanh sinh năm 1934, là em út trong gia đình 5 anh em: anh cả là Phạm Đình Sỹ (bà Phạm Đình Sĩ là kịch sĩ Kiều Hạnh sinh ra Mai Hương, Bạch Tuyết), anh thứ là Phạm Đình Viêm tức Hoài Trung, chị là Thái Hằng, anh thứ tư là Phạm Đình Chương tức Hoài Bắc. Quê ngoại Thái Thanh ở Sơn Tây, còn cô ra đời ở làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946 cô theo gia đình tản cư vào vùng Chợ Đại, rồi Thanh Hóa là nơi Thái Hằng kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy. Tháng 5, 1950 gia đình cô cùng Phạm Duy bỏ vùng kháng chiến về Hà Nội, sau đó vào ngay Sài Gòn. Suốt những năm trường sau đó cho đến khi Miền Nam bị mất, tiếng hát Thái Thanh cùng nhạc Phạm Duy bay bổng khắp nơi. Nhà văn Mai Thảo đã gọi giọng hát cô là “tiếng hát vượt thời gian”. Quả thật cho đến trăm năm nữa, tiếng hát này chắc vẫn còn ngự trị trong tâm tưởng người dân Việt, sẽ còn vang vọng như khúc quan họ giữa trời xuân.
Kết hôn cùng tài tử Lê Quỳnh năm 1956, Thái Thanh và Lê Quỳnh có 5 người: Ý Lan, Lê Việt, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương, Thanh Loan và Lê Đại. Khi nói đến những văn nghệ sĩ, nhất là trường hợp một nữ danh ca, ít ai để ý đến khía cạnh Bà Mẹ trong đời sống những phụ nữ này. Có tác giả đã nói đến tấm lòng Bà Mẹ của Thái Thanh trong việc nuôi dưỡng đàn con. Cô Thái Thanh đã vượt qua biết bao khó khăn, chịu đựng biết bao vất vả để giúp các con, nhất là hai người con bé nhất, có được một cuộc sống tốt đẹp. Bây giờ chúng tôi muốn nói đến khía cạnh khác trong cuộc sống của cô, một khía cạnh càng làm lớn con người của Thái Thanh: Đó là nghị lực chống chỏi với bất hạnh của cuộc sống. Cách đây 4 năm (2000) cô bị một cơn tai biến mạch máu não (strocke), mất hết trí nhớ. Nằm trong phòng mạch bác sĩ cũng như khi ở bệnh viện cô không còn nhận biết ra người thân. Đôi khi cô nhận ra Quỳnh Hương, Ý Lan, đôi khi không. Ở bệnh viện về cô đã cố gắng tập luyện rất nhiều để khôi phục trí nhớ. Mấy tháng sau khi rời bệnh viện cô đã nhận biết ra nhiều điều quen thuộc, nhưng bài hát thì lẫn lộn lung tung. Không biết do nghị lực của chính cô, sức sống mãnh liệt của chính cô, hay do phép lạ mà sau đó trí nhớ cô hồi phục dần. Từ chỗ không còn nhận ra người thân, cô đã nhớ lại được từng lời bài hát. Trong dịp đón Thụy Khuê từ Pháp qua ở nhà Y Sa, độ một năm sau biến cố trên, Thái Thanh đã thấy “ngứa ngáy” muốn giúp cho buổi tối xum họp bạn bè thêm đẹp, nhưng cô đành chỉ hát được vài câu rồi thôi vì quên lời. Vậy mà đến ngày “Lễ Của Mẹ” (Mother’s Day) năm 2004, ngày Thái Thanh và 3 thế hệ ở Majestic, Thái Thanh đã xuất hiện duyên dáng trong vai nữ sinh áo dài trắng, nón lá, cắp sách đến trường mở đầu buổi trình diễn với bài “Ngày Xưa Hoàng Thị”, và hát một loạt bài sau đó.
Chắc chắn Thái Thanh đã có một ý chí mãnh liệt, thứ ý chí giúp cô sống qua những tháng năm ở Sài Gòn đen tối, giúp cô chăm sóc các con trong cơn bệnh hoạn ngặt nghèo, rồi giúp cô hát lại được ở tuổi 70. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại đôi lần chuyện trò với cô trước và sau khi cô bị stroke:
Hỏi: Chị bắt đầu hát năm nào, Chị còn nhớ bài hát đầu tiên?
TT.:Không nhớ rõ, nhưng về tuổi thì tôi bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Không nhớ rõ bài hát đầu tiên trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là của Phạm Duy. Hồi đó, năm tôi 14 tuổi, anh Phạm Duy cứ phải dùng tôi làm cái cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng, chị ruột của tôi. Năm đó Thái Hằng khoảng 21 tuổi. Không lạ gì mà hồi đó đã có bài “Dòng Sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt. Ông Phạm Duy đã phải đặt lời Việt cho bài “Dòng Sông Xanh” để cho cô Thái Thanh bé xíu hát thì mới lấy điểm được với bà Thái Hằng.
Hỏi: Chị còn nhỏ vậy mà các cụ vẫn cho chị hát?
TT.: Bố mẹ tôi cũng là những nghệ sĩ chơi đàn cổ như đàn tranh chẳng hạn, nên cụ thông cảm. Dù không bị ngăn cấm vì “xướng ca vô loài” nhưng các anh em tôi đều được các cụ hướng dẫn là cần nhất phải học hành trước đã, đàn địch là chuyện phụ thôi, nhưng lúc chạy loạn tôi không có cơ hội học chữ nhiều nên có thể tự học ca hát.
Hỏi: Hồi xưa kỹ thuật còn thô sơ, phương tiện không có nhiều. Chị có nghĩ là nếu hồi đó có được những phương tiện và kỹ thuật như bây giờ, Thái Thanh sẽ khác hơn không?
TT.: Hồi đó khi tôi hát, lúc tôi mười mấy tuổi, thì kỹ thuật mình đã có gì đâu. Cái micro dài thật dài và to bằng cả cái bàn tay mình. Nếu tôi đứng gần micro để tiếng hát phát ra tốt hơn thì khán giả không nhìn thấy tôi, còn nếu tôi đứng xa để khán giả thấy được khuôn mặt tôi thì tiếng hát lại không còn rõ nữa. Nếu kỹ thuật được như bây giờ thì hẳn là phải khác đi chứ. Nhưng dù sao tôi vẫn có niềm hạnh phúc mà ít ai có được là từ năm 14 tuổi tôi bắt đầu hát với cái micro to như thế cho một nhóm khán giả nghe, đến bây giờ gần 70 tuổi, tôi vẫn còn được hát và thu vào CD để gửi cho thính giả khắp thế giới nghe, nghĩa là hơn 50 năm sau tôi lại được dùng cái technique mới cho giọng hát của mình. Hạnh phúc lắm.
Hỏi: Lần đầu tiên chị xuất hiện trước công chúng là ở đâu, Hà Nội hay làng quê?
TT.: Sure là ở làng quê vì hồi đó là lúc kháng chiến. Khi đó có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lần đầu tiên tôi lên sân khấu ở tuổi 14, mình còn bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên tôi cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, thì tiếng hát, âm nhạc làm tôi hết sợ mà còn cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, vì lúc đó tôi được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những người sau này thành ban “Thăng Long”.
Hỏi: Ban hợp ca Thăng Long được thành lập từ hồi đó?
TT.: Nói thế cũng được. Có thể nói “Thăng Long” được thành lập từ hồi kháng chiến, từ khi tôi còn nhỏ.
Hỏi: Sau này chị gia nhập đoàn kịch “Gió Nam”?
TT.: Ban hợp ca Thăng Long ở trong ban Gió Nam, tuy hai mà một. Lấy tên Gió Nam vì chúng tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi trở ra Hà Nội trình diễn, mang cái gió miền Nam ra ngoài Bắc.
Hỏi: Chị có thấy là giọng chị hợp với nhạc Phạm Duy, hay là Phạm Duy sáng tác để cho chị hát?
TT.: Anh Duy lớn hơn tôi mười mấy tuổi, có lẽ muốn biết chính xác điều đó phải hỏi anh Phạm Duy. Tôi chỉ biết là kể từ bài “Dòng Sông Xanh” anh Duy đặt lời cho tôi hát, thì anh đã biết giọng hát tôi làm sao, sau đó những bài hát của anh ấy sáng tác ra thường do tôi hát đầu tiên nên chắc là anh phải chọn sao đó cho thích hợp với giọng hát Thái Thanh.
Hỏi: Bài “Dòng Sông Xanh” chị hát năm 14 tuổi, như thế chị có phải tập luyện nhiều không?
TT.: Về chuyện tập luyện, lúc đó mình chưa có trường “Quốc Gia Âm Nhạc”, chưa có ai mở khóa huấn luyện hát (thanh nhạc), tôi chỉ có thể nghe đàn bài nhạc, và với tuổi 14 mà tôi hát đước bài đó, tôi nghĩ phần lớn do thiên phú. Ngay cả chuyện phát âm, trước hết tôi đọc lời ca cho đúng, và khi hát tôi phải phát âm như lúc tôi đọc chứ không thể để chữ nọ xọ chữ kia, giọng nọ xọ giọng kia. Tôi nghĩ rằng chuyện phát âm tiếngViệt một phần tôi có được cũng là chút năng khiếu trời cho.
Hỏi: Một số bài hát chị có thêm thắt đôi chút mà bây giờ người ta gọi là “feeling”, chị có nghĩ đó là ưu điểm của chị, là sự sáng tạo của chị, và nhạc sĩ liệu có hài lòng không? Thí dụ như bài “Paris Có Gì Lạ Không Em”, ở phần cuối chị thêm vào khúc “Lá La La Là Lá La....”, chúng em cho rằng khúc hát thêm đó thật tuyệt vời, làm sáng hơn cái chất Paris trong bài hát. Thế nhưng liệu nhạc sĩ có đồng ý không?
TT.: Ở đây phải nói nhạc sĩ là tác giả chứ không phải người chơi đàn. Tôi vẫn nghĩ là tôi “feel” được cái bài đó phải được phát âm thế này, phải có cái đoạn mà tôi tự thêm vào. Thường thường tôi vẫn lo rằng tác giả bài nhạc không bằng lòng với lối phát âm của tôi ở khúc đó, không bằng lòng với đoạn thêm thắt của tôi, nên tôi hay phone hỏi tác giả. Tôi nói rằng bài mà tôi sắp hát của ông đây nếu tôi trình diễn thêm như thế này thì ông thấy thế nào. Hầu hết tôi nhận được lời khen của tác giả và họ đồng ý cái kiểu hát của tôi khiến bài hát hay hơn.
Hỏi: Về phía người chơi đàn, ban nhạc đệm cho chị, có khi nào đang hát chị chợt thấy có cảm hứng và thêm vào, hay thay đổi cách diễn đạt, mà ban nhạc không biết trước không?
TT.: Cái đó thì chưa xẩy ra bởi vì bao giờ cũng phải tập với ban nhạc hoặc dặn dò nhau đôi chút. Muốn thêm hay bớt điều gì đó đều phải được dự trù trước, vì chính mình cũng phải nghe thử xem sự thêm bớt đó có hay không. Chưa bao giờ đứng trên sân khấu mà tôi làm chuyện đó. Nhân nói về chuyện đứng trên sân khấu, có một lần tôi đứng hát trước khán giả, người đệm piano cho tôi hát hôm đó là nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Ông đã chọn đệm cho tôi với ton Ré majeur, mà nếu hát Do majeur thì vừa với giọng tôi hơn. Khi tôi nghe intro, tức là khúc mở đầu mới có độ 3, 4 nốt của ông, tôi vẫn đứng yên tại chỗ và dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ làm thành hình chữ C ra hiệu cho ông, ông đã hiểu ý tôi ngay và chuyển từ Re xuống Do. Sau đó ông khen tôi: Tai của Thái Thanh thính quá, mới nghe mấy nốt mà đã nhận ra là Ré, không phải Do để ra hiệu cho tôi. Thái Thanh giỏi lắm.
Hỏi: Thế chị học nhạc lý ở đâu? Đọc đâu đó có viết là chị phải chui đầu vào trong cái chum để tập phát âm?
TT.: Nhạc lý cũng như là xướng âm tôi đã phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi anh Phạm Đình Chương. Anh Chương là thầy dậy tôi. Anh có lần nói: “Cô có cái đặïc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Còn chuyện chui đầu vào chum thì không có đâu. Có lẽ ai đó đã đoán thôi vì thấy giọng tôi, cách phát âm của tôi khá mạnh nên họ nghĩ vậy. Cái giọng mạnh này chắc cũng là do trời cho tôi.
Hỏi: Có thể nói 70% tài năng của chị là do thiên phú?
TT.: Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Trời cho tôi giọng, Trời còn cho tôi hai lá phổi rất rộng. Ý Lan có lần đã nói với tôi: “Mỗi lần con nghe Mẹ hát, nghe Mẹ xướng âm, con có cảm tưởng như tất cả buồng phổi của Mẹ đã mở ra.” Đó cũng là một điều thiên phú. Nhưng có điều tôi vẫn tâm niệm rằng trời cho mình cái gì thì mình phải ôm lấy nó, trân trọng cái đó, nghĩa là phải tập luyện để giữ được nó, để làm lớn, làm mạnh nó lên. Chú không thể cứ nghĩ thiên phú là không cần tập dượt, và còn phải yêu nó nữa thì mới có những thành tựu.
Hỏi: Chị đang nói về thiên phú, vậy chị có nghĩ rằng một điều khác trời cũng cho chị là đầu óc chị, tâm hồn chị dễ dàng cảm nhận được những gì tác giả các bài nhạc muốn gửi gấm, và chị đã dùng cái thiên phú đó để truyền đạt được tâm tình tác giả đến người nghe? Nhiều người có thể xướng âm những dòng nhạc, những lời ca của nhiều tác giả, nhất là của Phạm Duy, nhưng họ không có cùng cái cảm xúc như chị, họ không “cảm” được như chị.
TT.: Tôi không biết chuyện tôi cảm thông được với các tác giả có phải là thiên phú không. Nhưng điều đầu tiên tôi muốn nói về chuyện này là người ca sĩ phải biết yêu tiếng nói của nước mình, phải yêu tiếng Việt của mình. Người ca sĩ còn phải yêu đất nước mình nữa. Khi trong bài hát có nói đến những xứ sở, những vùng nào đó trên đất nước mình, thì mình cũng phải cảm thấy yêu cả những địa danh đó nữa, Miền Trung, Miền Nam, Miền Bắc. Đặc biệt tôi sinh ra ở Hà Nội thì khi đọc đến hai chữ Hà Nội tôi cảm thấy một tình cảm yêu mến vô bờ. Nếu mình không yêu chữ của nước mình thì giống như mình hát một bài hát ngoại quốc vậy. Thí dụ đọc đến chữ “em bé quê” là mình cảm thấy dào dạt tình thương yêu các em nhỏ sống ở những vùng quê nghèo nàn, tôi nói yêu chữ nước mình là vậy. Còn một chuyện nữa là tôi yêu người nghe, luôn luôn tôn trọng khán thính giả. Tôi rất thận trọng khi hát.
Hỏi: Thưa chị, về một trường hợp cá biệt, khi nghe chị hát bài “Hương Ca Vô Tận” của Trầm Tử Thiêng, khán thính giả thấy chị hầu như đã diễn đạt được hết cái tâm tình của nhạc sĩ, trong đó có cả phần tâm tình của chị. Có phải chị đã được tác giả chia sẻ chút ít về bài hát đó?
TT.: Tôi đã hát bài đó của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cách đây nhiều năm, khi chúng tôi còn ở Việt Nam. Với ca sĩ được làm thân, được nói chuyện với các nhạc sĩ là điều rất thú vị vì mình hiểu biết hoàn cảnh các bài hát hơn. Khi nói chuyện với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tôi mới biết ý của ông trong những lời ca. Trong bài có những câu như “Hát nữa đi hương...”, nhiều khán thính giả tưởng “hương” là tên một người con gái, nhưng có nói chuyện với ông mới biết chữ “hương” là ông muốn nói đến “quê hương.”
Hỏi: Chúng ta qua một chuyện khác. Người đời thường hay dè bỉu những bài nhạc đại chúng, được đông đảo quần chúng ưa thích vì giai điệu, cấu kết giản dị, dễ dãi. Họ gọi đó là loại nhạc “sến”. Chị có nghĩ là nên gọi như vậy không, nên phân biệt như vậy không, và chị có hát những bài hát đó không? Chị có thích đặc biệt một nhạc sĩ nào không?
TT.: Dùng chữ “sến” để chỉ nhưng bài nhạc đó là thiếu lịch sự, và chắc chắn là tôi có hát những bài loại đó. Ngày xưa, có một ông nhạc sĩ nay đã mất rồi, tôi không nhớ rõ tác giả nào, nói với tôi thế này: “Thái Thanh ạ, nếu có một loại nhạc gọi là nhạc sến thì tôi xin làm sến, vì Thái Thanh mới trình bày một bài hát với hình ảnh đẹp đẽ quá, tươi tắn quá, và nếu tôi là sến tôi sẽ may cái áo thật đẹp để mặc.” Còn bảo rằng thích đặc biệt một nhạc sĩ nào thì câu trả lời là không. Thích một bài hát nào thì tôi hát bài đó với tất cả tâm hồn, không cứ bài đó là của ai. Thực ra cũng có thể nói là những bài của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, vì là những người trong gia đình, nên khi chúng chưa ra ngoài thính giả thì tôi đã được nghe trong gia đình, tôi đã được các ông ấy gọi ra để hát thử từng đoạn trước khi tác phẩm hoàn thành, đương nhiên những bài của hai ông ấy tôi hát nhiều.
Hỏi: Vậy thì cũng xin chia sẻ với chị kinh nghiệm này, hồi còn trẻ, còn sinh viên, quả thực bọn em có thái độ phân biệt với những bài hát giai điệu dễ dãi. Phải đợi đến khi nằm tù ở Thanh Hóa 7, 8 năm trời, lúc đó em mới thấy hết giá trị của những bài bị gọi là sến kia. Lúc đó, giai điệu, lời ca những bài đó sao thấm thía đến thế. Lúc đó nghe “Nghìn Trùng Xa Cách” em không khóc như khi nghe “Xuân Này Con Không Về”, hoặc nghe “Phố Buồn” em cũng chỉ thấy sao xuyến như nghe bài gì của Trúc Phương có câu “đèn khuya mắt đỏ...” Lúc đó em mới nhận ra những bài hát đó thực sự là tiếng nói, tâm tình của đa số người dân miền Nam, của mọi người. Bây giờ xin đi đến một câu hỏi khác: Sau 1975, chị còn ở trong nước, chị có hát không, chị sống như thế nào?
TT.: Nói đúng ra thì tôi không hát. Lý do là vì khi người Cộng Sản vào miền Nam, tôi thấy họ khác mình quá, cái gì cũng khác. Khác hay hay khác dở thì tôi không bàn, nhưng tôi thấy không có gì giống tôi, giống trước đây, thì tôi không hát. Sau khi mời tôi không được thì tôi “được” họ cấm hát, thế thì tốt quá. Họ nói tiếng hát Thái Thanh là của “Ngụy”, chứ không phải của họ. Tôi kể câu chuyện nhỏ này: Cô Kim Cương mấy lần đến nhà tôi ở đường Cống Quỳnh, nói rằng “chị ở căn nhà này chật hẹp, nóng nảy quá”, ngỏ ý muốn mời tôi đến ở cùng nhà với cô ấy, vì tôi chỉ có một thân một mình, và cô ấy cho rằng tôi sống trong hoàn cảnh khổ quá. Kim Cương ở một ngôi nhà lớn, có máy lạnh, nước nóng nước lạnh. Cô ấy khéo lắm, nói rằng “Không phải em mời chị đến để rồi yêu cầu chị hát đâu, từ ngày xưa em đã tự bảo rằng chỉ cho tôi hát một ngày được như Thái Thanh thì sau đó có phải chết tôi cũng bằng lòng.” Cô ấy khéo thế đấy. Nhưng tôi từ chối viện lý do là tôi ở đâu quen đó, lại gần chợ nữa, và tôi không làm việc nổi vì các con tôi đều ở xa, tôi nhớ chúng lắm chẳng bụng dạ nào đi hát cả. Còn về đời sống, tôi cứ bán dần đồ đạc, nữ trang đi để mà sống qua ngày vì tôi có làm gì ra tiền. Đến bây giờ tôi rất hài lòng vì tránh được mọi điều ép buộc của nhiều người lúc đó.
Hỏi: Bây giờ thì đến một câu hỏi khá riêng tư không biết chị có vui lòng trả lời không. Thực ra chị là người của công chúng, chị có thể chia sẻ mọi điều với công chúng. Câu hỏi thế này: Chị là người duyên dáng, khả ái, có đôi tay đẹp, nhất là đôi mắt vô cùng thu hút, vậy không biết các chàng trai trẻ từ xưa đến giờ bị chị thu hút đến thế nào, chị tiết lộ được không?
TT.: Cô ca sĩ hay hát Trịnh Công Sơn, cô Khánh Ly, trước ngày mất nước, tức là cách đây hơn hai chục năm, có lần nói với tôi thế này: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát.” Còn chuyện các chàng trai trẻ, thì trong cuộc sống chúng ta mấy chuyện đó cũng như nhau thôi.
Hỏi: Thí dụ trong ban Gió Nam có anh Trần Văn Trạch, một người trình diễn thành công rất mê chị?
TT.: Anh Trạch là một người kín đáo, trước khi mất anh ấy mới nói cho mọi người biết anh ấy mê Thái Thanh. Tôi chỉ nhận thấy là anh ấy hay đến nhà chơi với các anh các chị, và hay nhìn tôi. Lúc đó mình còn trẻ quá. Thực ra cho đến bây giờ chuyện tình cảm của Thái Thanh cũng kỳ cục lắm, phải nói thẳng ra là “này cô Thái Thanh, tôi thế này, tôi thế nọ” thì Thái Thanh mới biết, mới tin, vì khán giả yêu mình cũng biểu lộ như vậy, làm sao mình biết được ai yêu mình thật, ai mê tiếng hát của mình thôi. Có nói ra tận miệng thì tôi mới biết: “ủa, vậy hở!”
Hỏi: Còn với những văn nghệ sĩ miền Bắc gặp chị sau 75 thì sao, có cán bộ nào “nói thẳng” với chị không?
TT.: Ai cũng thấy thái độ bất hợp tác của tôi thì còn cán bộ nào tìm đến nữa. Mà có “nói thẳng” thì câu trả lời cũng không là “Me too” đâu đấy nhé. Với các anh chị văn nghệ sĩ như Văn Cao, Hoàng Cầm,... đều đến gặp tôi, đôi khi cũng nói để cho mình vui lòng ấy mà, như anh Văn Cao nói thế này: Nếu tôi còn trẻ thì thế nào cũng xin cưới Thái Thanh. Anh ấy bông đùa như vậy nhưng tôi cũng không dám trả lời “Me too!”
Hỏi: Nhưng rõ ràng sau khi chị ly dị với anh Lê Quỳnh, chị có một khuôn mặt mới trong cuộc đời là ông chủ khách sạn Catinat?
TT.: Anh Phạm Đình Chương mở phòng trà “Đêm Màu Hồng” trong khách sạn Catinat, nên biết anh Trần Quý Phong. Mới cách đây mấy hôm (Tháng Hai, 2004), trong khi nói chuyện điện thoại với anh Phong, tôi có hỏi anh ấy rằng “Thế thì anh mê Thái Thanh từ khi biết ở Đêm Màu Hồng hay là mê từ khi nghe Thái Thanh hát”, anh ấy trả lời lâu rồi chứ, đâu phải đợi đến Đêm Màu Hồng. Thực ra sau đó anh Phong đã ly dị, và tôi cũng đã ly dị một thời gian rồi, anh ấy đang tìm chỗ để tổ chức đám cưới thì xẩy ra 30 Tháng 4, 1975.
Hỏi: Sau 1975 thì sao và bây giờ anh ấy ở đâu?
TT.: Tôi đi Mỹ khi anh Phong còn ở tù. Sau 14 năm anh được thả nhưng không đi Mỹ vì anh còn mẹ. Sau khi cụ mất anh ấy mới xin đi Mỹ và hiện ở Atlanta.
Hỏi: Nếu bọn em mua vé máy bay mời chị đi Atlanta thì sao?
TT.: Xin cám ơn cô chú nhưng không đi được vì chúng tôi chưa cưới hỏi, phải không? Mà nếu chỉ là bạn bè thì đâu cần đi xa đến thế.
Hỏi: Chị nhớ một kỷ niệm nào ở Đêm Màu Hồng?
TT.: Kỷ niệm thì nhiều, nhưng có một chuyện tôi nhớ mãi đến bây giờ: Một hôm tôi hát bài “Kỷ Vật Cho Em” xong thì thấy mấy bà khóc. Các bà ấy đều có chồng, có anh em tử trận. Điều đó thật là day dứt.
Hỏi: Năm 1985 chị qua đến Hoa Kỳ, mọi người vui mừng đón tiếp chị trong đêm tái ngộ Thái Thanh ở hải ngoại, sau đó chị không có hoạt động gì nhiều về văn nghệ?
TT.: Sau đêm đó, một số “bầu sô” mời tôi hợp tác. Tôi không dám nhận lời nhiều vì lý do còn phải đi học ESL, thời gian học này kéo dài mấy năm. Về sau tôi chỉ ghi đĩa với cô Thái Xuân (Trung tâm Diễm Xưa) vì Thái Xuân chịu chiều theo ý tôi. Thí dụ mỗi CD thỉ có một mình tôi hát chứ không xen lẫn nhiều người. Tôi rất cảm ơn Thái Xuân vì cô ấy đã cố gắng làm mọi điều theo yêu cầu của tôi, như có bài hát tôi cần tiếng đàn tay chứ không phải đàn điện thì dù tốn kém mấy cô ấy cũng mua, khi thu băng đôi khi tôi cần tiếng đàn harp, cô ấy cũng chiều dù cho tiền thuê loại đàn đó cũng như tiền trả cho người chơi rất đắt. Trong một bài hát nhiều khi cần cả mấy thứ đàn đó, nhưng đàn tay vẫn là thứ tôi thích nhất, tiếng đàn đó “có lòng nhất”. Hồi xưa tôi thường thích ban nhạc Nghiêm Phú Phi đệm, sau này cô Thái Xuân đã chọn ban nhạc toàn người Mỹ để đệm cho tôi.
Chúng ta vừa mới đọc qua đôi điều thú vị về Thái Thanh, người ca sĩ lớn lao của đất nước Việt Nam. Gia đình cô còn sản xuất những người con nổi tiếng: Ý Lan, Quỳnh Hương, Thanh Loan đã nổi tiếng trong giới nghệ thuật, truyền thanh, Lê Việt đã tốt nghiệp kỹ sư còn nhất định lấy thêm bằng bác sĩ y khoa, và đặc biệt Lê Đại từ một thanh niên bị tê liệt vẫn kiên trì học để tốt nghiệp đại học, đi làm trong dòng chính của Mỹ. Tất cả những ý chí, tài hoa đó hẳn phần nào được Thái Thanh truyền cho. Trong đêm Thái Thanh và 3 thế hệ, đàn con cháu xum vầy chung quanh, tất cả đều cất lên tiếng hát ngợi ca Mẹ và Bà, ngay chàng bác sĩ Lê Việt cũng đã chứng tỏ là có một giọng ca truyền cảm, và một cung cách thật chân chất, khiêm nhường.
Để kết thúc bài này, chúng tôi xin mượn ít dòng của nhà văn Thụy Khuê: “Chúng ta có nhiều nghệ sĩ sáng tác những nhạc khúc tuyệt vời với ngôn ngữ thi ca, nhưng chúng ta có ít ca sĩ thấm được hồn thơ trong nhạc bản. Đạt tới tuyệt đỉnh trong ngành trình diễn, Thái Thanh nắm vững cả bốn vùng nghệ thuật: nghệ thuật truyền cảm, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật thi ca và nghệ thuật phát âm tiếng Việt, giữ địa vị độc tôn trong tân nhạc Việt Nam gần nửa thế kỷ: Thái Thanh Chẳng cần làm thơ cũng đã là thi sĩ.
“Giữa những phôi pha của cuộc đời, tàn phai của năm tháng, giọng hát Thái Thanh vang vọng trong bầu trời thơ diễm tuyệt, ở đó đau thương và hạnh phúc quyện lẫn với nhau, người ta cho nhau cả bốn trùng dương và mặc tàn phai, mặc tháng năm, tiếng hát vẫn bay bổng ở chốn trần gian hoặc ở vô hình.”
Phạm Duy đã chuyên trở lịch sử đất nước Việt Nam, ưu tư về vận mệnh dân tộc Việt Nam, về thân phận con người Việt Nam trong những tác phẩm của ông. Thái Thanh đã truyền đạt mối ưu tư đó, sức nặng lịch sử đó cho tất cả chúng ta. Cô đã nuôi dưỡng niềm tin, lòng yêu nước, tình người cho nhiều thế hệ chúng ta. Xin cảm ơn Thái Thanh và Phạm Duy.
No comments:
Post a Comment