Một Chuyến Đi Lộc Ninh
Đỗ Tăng Bí
Caption hình:
1 –1-Nhà văn Nguyễn Đạt, nhà văn Thụy Vũ và cháu Khôi Hạo tại nhà riêng của Thụy Vũ tại Lộc Ninh.
2 – Nhà văn Thụy Vũ trước chuồng dê trên rẫy Lộc Ninh. Chuồng dê làm cao để dê đỡ bị bệnh tật.
3 – Nửa đàn dê còn lại sau một trận dịch quét qua. Mỗi con dê bán lấy giống được khoảng 5 triệu. Cỏ trong máng do nhà văn Thụy Vũ trồng ngay trên rẫy.
4 – Chuồng bò còn lại 3 con. Mỗi con bán được khoảng 4 triệu sãu một năm nuôi.
Một ngày đầu Tháng 11, 2004, Nguyễn Đạt và tôi đi Lộc Ninh thăm nhà văn Thụy Vũ. Kể từ khi bài nói về cuộc sống thực vật của cháu gái của chị do anh Văn Quang viết ra, cuộc sống chị có phần thay đổi. Bạn bè, văn hữu, độc giả có chia sẻ với chị ít nhiều nỗi khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống khốn cùng. Bây giờ, Thân Mẫu chị mới mất, chị được thừa hưởng căn nhà ngói sát bên lề tỉnh lộ đi Lộc Ninh, đời sống có đỡ khổ cực nhiều. Cháu gái nhờ thuốc men cũng có bớt hơn chút ít, có chỗ trú mưa trú nắng, có bữa cơm nóng mỗi ngày, chị cũng đỡ cực hơn. Nhưng chưa thể nói chị có cuộc sống đầy đủ, chưa thể nói chị được hưởng chút an nhàn.
Chúng tôi ở chơi với chị Thụy Vũ và chị Văn Quang gần 5 tiếng đồng hồ. Theo chị lên rẫy nơi cách đây mấy năm chị và cháu gái sống đời cùng cực dưới mái lều dột nát. Đứng trước căn lều rộng chưa tới 12 mét vuông, tôi băn khoăn không hiểu chị nghĩ gì để có đủ dũng cảm sống suốt những tháng năm đọa đầy bên cháu gái liệt giường? Bây giờ chị đã trồng được mấy trăm gốc tiêu, dựng được một chuồng nuôi vài con dê, một con bò, và một khoảnh đất trồng cỏ. Tiêu bây giờ đang mất giá, thu hoạch sẽ chẳng được bao lăm, cứ để chúng sống lây lất. Túp lều trước đây chị trú ngụ nay dành cho cậu bé canh rẫy, mỗi năm cũng phải trả công cậu mấy triệu bạc. Nạn dịch mới đi qua, chị mất nửa chuồng dê, nay đang cố gầy dựng lại.
Những gì tôi ghi dưới đây là câu chuyện chúng tôi nói với nhau khi ngồi uống nước, lúc ở trên xe, khi đi thăm rẫy, lúc ngồi ăn ngoài chợ Lộc Ninh,... Có thể có những câu hỏi với những câu trả lời, có thể là những câu chuyện kể ra nhân không khí thân thiết vui vẻ, chứ thực ra không phải là một cuộc phỏng vấn. Chúng tôi dùng vế “Hỏi” để đưa ra những câu hỏi, câu nói của Nguyễn Đạt và tôi, và vế “Th. Vũ” để đưa ra những câu trả lời, những lời trò chuyện của chị Thụy Vũ. Đôi khi có câu hỏi, câu nói của cháu Khôi Hạo hay chị Ngân tức chị Văn Quang. Dù sao, những câu nói ghi dưới đây hoàn toàn có thực. Những câu chị Thụy Vũ trả lời, những câu chị Thụy Vũ kể chuyện, dù nội dung có chua sót đến đâu cũng được chị nói ra với một tràng cười thoải mái, không một chút đắng cay. Chị nói chuyện mình như nói chuyện người ta.
Tôi không nhớ lắm từ đâu mà câu chuyện bắt qua thời chị Thụy Vũ ngoài hai mươi tuổi. Nhưng nhớ rõ chuyện chị kể về những lúc “đầu đời” này:
Th. Vũ: Khoảng giữa thập niên 1960 là lúc tôi khá túng quẫn. Một anh bạn, có lẽ cũng thuộc loại uy tín sao đó đối với giới bán phấn buôn hương, đề nghị tôi đi học Anh văn rồi anh sẽ thu xếp để tôi dạy tiếng Mỹ cho các “Chị em ta” (mà tiếng bình dân gọi là “Điếm”). Lúc đó quân đội Mỹ vào Việt Nam đã đông, “Chị em ta” cặp kè với các chàng GI khá nhiều, nên chuyện học vài ba câu giao tiếp rất cần thiết đối với các nàng. Khổ một cái học tiếng Anh cho đủ để đi dậy đâu phải là dễ, đâu phải một sớm một chiều là có đủ vốn liếng mà dậy. Nhưng chuyện cần kiếm tiền sống lại là khẩn thiết đối với tôi, nên anh bạn tôi nghĩ ra mẹo này: Anh nói tôi cứ ghi tên học Hội Việt Mỹ đi, sau khi học được một hai tuần là bắt đầu đi dậy. Anh tập hợp đám các “Chị em ta’ lại và nói:
Này nhé, tao mời cô giáo đến dậy tiếng Mỹ cho mấy đứa bay. Cô giáo bận rộn đủ thứ chuyện, không có thì giờ nhiều đâu. Cô giáo dậy chi học nấy, cấm không được đứa nào hỏi để cô mất thì giờ. Rồi, mỗi tuần ba buổi, từ giờ... đến giờ..., tất cả phải học hết, học phí bây nhiêu... đóng tiền thẳng cho cô giáo. Đứa nào chạy làng là biết tao à nghen!
Thế là tôi học được cái gì ở trường, tuần sau cứ thế dậy lại. Đâu đứa nào dám hỏi nên cái dốt của mình đâu có lòi ra. Vậy mà tôi sống cũng đưộc hai năm lận.
Hỏi: Thế Má chị có biết chuyện đó không?
Chị cười ròn tan trả lời: Bả biết chớ. Nhưng chỉ biết cái khoản tôi học hôm trước hôm sau đi dậy, chớ đâu có biết mình dậy ai. Bả đâu có biết mình là “thầy điếm”.
Hỏi: Ngoài chuyện dạy chữ chị có dậy “Nghiệp Vụ” không?
Th. Vũ: Trời ơi, cái khoản nghiệp vụ đó bọn chúng thay nhau nhồi nhét cho mình, thiếu điều bắt mình thực hành. Riết tôi phải cấm không cho nói chuyện nghề nghiệp chi hết. Chỉ có học chữ thôi. Ai muốn tâm tình chi cũng được nhưng cấm cái khoản mánh khoé, vòng trong vòng ngoài này nọ....Thực ra suốt hai năm đó cho tôi rất nhiều vốn sống. Chỉ riêng các câu chuyện đời của ngần ấy đứa đủ cho tôi viết bao nhiêu chuyện ngắn, chuyện dài, học hỏi hiểu biết bao nhiêu về tâm lý con người.
Hỏi: Suốt hai năm đó chắc nhiều chuyện vui phải không chị.
Th. Vũ: Ngày nào cũng có chuyện. Để tôi kể nghe sơ một chuyện này thôi: Con nhỏ đó có thằng bồ Mỹ đen, theo thường lệ thì sáng hôm sau thằng bồ mới về. Con nhỏ chắc ăn, kêu thằng bồ đen khác đến, lúc 2, 3 giờ chiều hai đứa sà nẹo nhau trong phòng, tôi dậy mấy đứa khác học ở phòng khách. Bỗng nghe tiếng xe thắng ngoài đầu ngõ, nhìn ra tôi thấy thằng da đen bước xuống xe giống thằng bồ con nhỏ kia, hỏi mấy đứa đều xác nhận là đúng. Tôi nhào vào tông cửa buồng, hai đứa còn trần truồng ấp nhau. Tôi nói nhanh với con nhỏ: Mẹ, thằng bồ mày nó về kìa. Con nhỏ xanh xám mặt mày hỏi: Sao bi giờ cô giáo. Tôi bảo nó mày mặc quần áo vào còn thằng kia cứ năm đó. Nói xong tôi lao lên giường nằm đắp mền với thằng Mỹ đen. Vừa lúc thằng bồ Mỹ đen mở cửa phòng bước vào.
Nó hỏi:
- Bộ cô giáo mày cũng có bồ hở.
Con nhỏ trả lời:
- Thì bà ấy cũng cần bồ chứ bộ.
Nó vặn lại:
- Thế tại sao mày ngồi đây làm chi vậy, bộ cho mượn phòng rồi mà không muốn họ làm ăn hở.
Con nhỏ đáp lại:
Thì bà ấy nói cứ ngồi đó, kéo màn lại có sao đâu.
Mọi chuyện êm xuôi, thằng bồ thứ hai và con nhỏ cám ơn tôi rối rít. Cả hai đứa đều nói không nhờ có tôi nhanh trí chắc thằng kia sách súng bắn chết hết quá. Vậy mà con nhỏ còn hỏi tôi chớ lúc nằm như vậy tôi có khoái không. Thiệt hết chỗ nói.
Hỏi: Mà hỏi thiệt chị chớ lúc nằm sát vậy chị thấy sao?
Th. Vũ: Sợ thấy mồ. Thiệt đó, tôi nằm mà tim đập thình thịch, sợ lỡ thằng cha Mỹ đen nó đang cơn như vậy bị cúp cái rụp, nó ôm đại mình thì không biết chống cự ra sao. Tự nhiên mình nhào vô chứ bộ. Trời Phật thương, không có chi xẩy ra. Sau này cả cái nhà điếm đó nó chọc ghẹo hoài, nhưng họ càng thêm thương mến mình, bao nhiêu tâm sự cứ thế tuôn ra hết, tôi như cái thùng rác chứa đủ thứ hằm bà lằng của đời các cô gái điếm, các cô me Mỹ. Mà có điều lạ mấy đứa chơi với Mỹ vậy đó đều bám theo một anh không quân. Một dãy appartements gồm mấy đứa học trò tôi, mỗi đứa đều cõng một anh không quân, lo cung phụng đủ thứ, tôi cũng chưa biết tại sao.
Hỏi: Vậy chị là sư phụ của điếm. Sau này chị có gặp lại mấy cô đó không?
Th. Vũ: Sau 75 tôi có gặp lại một đứa, nó khóc quá trời. Nó kêu thằng Mỹ bỏ nó lại. Tôi nói bỏ lại là đúng rồi, nó còn vợ con bên đo,ù mà mình có phải vợ con gì của nó đâu. Khi hết dậy điếm là giai đoạn tôi vào làm việc ở xí nghiệp, rồi vào nghề viết lách...nghĩ lại cũng thấy xâm mình chớ, đàn bà lao vô mấy chỗ đó cũng dễ hư lắm, tiền nhiều quá mà... Mà đời cũng kỳ thiệt. Trước 75 lấy Mỹ là cái gì xấu xa, sau này có con lấy Mỹ thì ngon lắm, lo diện con lai đủ thứ để đi. Bởi đời nhiều điều kỳ khôi như vậy mà tôi trở thành thầy bói...
Hỏi: Từ đâu mà chị thành thầy bói vậy?
Th.Vũ: Sau 75, đâu còn ai cho viết, xí nghiệp làm sao xin vào, điếm thì còn đó nhưng đâu ai cần học tiếng Mỹ. Chưa biết tính toán sao thì có thằng em hỏi: Chị Hai, chị học nghề bói không? Sực nghĩ thời buổi lúc đó không ai biết tương lai mình ra sao, chắc nghề thầy bói coi bộ trúng đó. Tôi bèn trả lời: Thì học chớ. Thế là nó lấy bộ bài ra dậy tôi. Tôi học cũng chăm chú nhưng thiệt tình không nhớ gì lắm. Ruột gan lúc nào cũng rối bời, nhớ gì nổi. Vậy mà “chó ngáp phải ruồi”, cái đám ở khu làng báo chí (Thủ Đức) đó, toàn bọn thanh niên nam nữ thuộc loại lý luận nghiệp vụ, chúng tin tôi lắm. Đứa nào cũng thắc mắc chuyện tình duyên, mình cứ “tâm lý” mà giải đáp, bọn chúng tin rần rần. May mắn gặp mấy đứa đầu mình đoán trúng sao đó, một đồn mười, mười đồn trăm. Mà tôi đâu có lấy tiền, đứa cho gạo, đứa cho bánh, đứa cho chuối, thế là cũng đủ ăn.
Các anh biết không, Nguyễn Đình Toàn đó, hắn đi nói với người ta: “Cái con Thụy Vũ đó nó là phù thủy của tao”. Đến lúc ông ta đi vượt biên, mới ghé lại nói: “Ê Thụy Vũ, bói tôi một quẻ coi”, tôi bói rồi nói: “Nè, đi rồi về nghe! Đi hẹn tắc xi đi để nó đón về”. Rồi ông ta đi lúc 7 giờ ,11 giờ lò mò về, qua nhà tôi chửi: “Rán mà chúc dữ nghe. Chúc dữ rồi có ngày...” Vậy là ông ta nói với người ta tôi là phù thủy, “khi nào nó nói tao đi được là được, nói không là không...”. Còn Lê Thị Ý nữa. Lê Thị Ý hẹn chồng tiền người ta 3 cây vàng buổi tối để sáng hôm sau đi. Trước khi chồng tiền không biết nghĩ sao kêu xe ôm nhảy xuốâng nhà tôi hỏi: “Ê Thụy Vũ, mày dở quẻ tao coi”. Bày quân bài ra tôi hỏi: “Mày có làm ăn với ai phải không, đàn ông đó?” Nó nói thì có làm ăn, hùn hạp, chứ nó không nói nó vượt biên, nó vẫn dấu. Tôi hỏi: “Ngày mai mày hẹn trả tiền phải không? Mày trả tiền coi chừng bị lừa đó”. Mấy hôm sau nó chạy xuống nói: “Tao đỡ mất 3 cây vàng...” Nó mới kể chuyện mấy người kia vượt biên bị lừa. Nó đãi tôi chầu ăn. Đến kỳ chót nó đi được, nó cũng xuống đòi bói. Tôi dở bài ra rồi nói: “Chắc kỳ này tao với mày xa nhau quá...” Đi thoát, nó gửi cho tôi 4 bộ bài theo đường bưu điện, có ghi mấy chữ: Phen này mày bói cho gãy tay luôn. Hồi đó năm 77, 78 gì đó, bọn nó tịch thu hết đâu có phát cho tôi. Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ đó.
Hỏi: Chị bói như vậy theo linh tính hay sao?
Th. Vũ: Không biết sao nữa. Làm như khi mình dở bài ra, nghe tiếng ai nói đâu đó rằng vậy vậy đó, rồi mình cứ thế nói theo. Rồi đôi khi cũng là mánh nữa. Lúc mới đầu, ngay sau vụ 75, có lần tôi đi với Sao Biển, với đứa bạn nữa. Ba đứa không có tiền, không có chi hết. Buổi trưa đói quá, thằng Sao Biển mới nói, nè tao chỉ mày vô cái nhà đó nghe, mày coi bói. Nó nói hết cái nhà đó có những ai, vợ chồng, con cái ra sao, đủ thứ... Rồi nó vô nhà đó trước, nói với người ta là có cái bà ở núi Tà Lơn xuống, bây giờ tôi rước vô cho chị coi. Thế là bà chủ nhà mời vô, cơm bưng nước rót. Xong tôi dở bài ra, nhớ những gì Sao Biển nói tôi nói lại, trúng quá, bà ấy khóc. Ngặt tôi ở núi Tà Lơn xuống nên không lấy tiền, bả đãi tụi tôi một chầu ăn quá xá là ăn. Vậy đó, năm 75, 76 đó tụi tôi đi dài dài, đói quá là kiếm ăn kiểu đó cho cả đám bạn bè. Nghĩ lại cũng kỳ kỳ nhưng mà vui.
*
* *
Xe đi qua khu vực chợ Lộc Ninh, Thụy Vũ nói: Hồi đó (Trước 1975) Ba tôi có hiệu thuốc tây ở đây nè.
Hỏi: Trước đây ba chị là dược sĩ?
Th. Vũ: Đâu có. Ba tôi có bằng gì kiểu như Trữ Dược đó. Ổng mở một tiệm thuốc tây nhỏ ngay khu chợ Lộc Ninh, thực tình để ổng nuôi cán bộ, trợ cấp tiền bạc cho Việt Cộng. Ổng là Cộng Sản mà. Ổng mê Cộng Sản lắm, nói nó lý tưởng. Đâu dè sau này... Sau 75, ổng là cố vấn cho Hội Văn Nghệ gì đó. Mới “giải phóng” vô, tổ chức học tập, bọn chúng đến nói ba tôi: Anh không biết dậy con (Thụy Vũ). Con anh nói nhiều cái khó nghe quá. Ông già tôi nói: Tôi hãnh diện vì nó. Nó có lý tưởng nó, tôi có lý tưởng tôi. Ông ấy điệu lắm. Ổng mất hai mươi mấy năm rồi. Hồi mới kêu bằng “Quân Quản” đó thì ông ấy là cố vấn Hội Văn Nghệ ở Sài Gòn. Lúc đó có Bảo Định Giang. Hồi xưa Bảo Định Giang đánh xe ngựa cho ông già tôi. Một hôm ổng đến nhà Bảo Định Giang nói với anh gác cửa: Vào nói Bảo Định Giang có thằng đánh xe ngựa tới thăm. Thật đúng bây giờ đổi đời...Mấy anh biết cái nhà từ đường của nhà tôi ở Vĩnh Long không, trời ơi là một gia tài đó, bao nhiêu đồ cổ quí giá, vậy mà năm 75 ổng hiến tặng cho nhà nước. Bây giờ người ta vẫn nói nhà đó tiền tỷ tỷ mà con gái thì chăn dê, chăn bò khổ cực. Đây nè, thằng con trai tôi nè, nó học xong đại học Anh ngữ rồi đó chứ, bây giờ về giúp mẹ chăn bò... Nhiều khi chơi với thú vật sướng hơn, nó không có phản bội mình...
Hỏi: Nhắc chuyện phản bội tôi mới nhớ có mang theo bản copy của tạp chí thơ (California) số mới nhất cho bà xem, trong có bài thơ của Tô Thùy Yên nè...Nghe nói khi ổng đi tù về không nhìn mặt chú con trai này phải không?
Th. Vũ: Đúng mà cũng không đúng. Số là sau 13 năm đi tù, ổng về nhà, thằng Hạo này ở bên cô nó qua thăm, ông ấy tưởng con hàng xóm, ngồi một lúc ông ấy đuổi: Thôi đi về đi mày cho chú nghỉ. Nó cũng không thèm nói nó là con ai, bỏ đi về. Lát sau cô nó hỏi: Ủa, thằng Hạo mới đây đâu rồi? Ổng mới nói: Thằng đó là thằng Hạo hở? Lúc đó ổng mới kêu lên: Trời ơi tôi đuổi con tôi rồi. Thằng bé lúc qua gặp bố có chào nhưng lí nhí trong miệng ổng không nghe. Đến chiều ổng đi kiếm... Lúc đó nhà ở Lê Quang Định đó. Tôi nghĩ đó cũng là cái điềm ổng không nhìn đứa nào hết.
Hỏi: Trông nó giống ông ấy quá đi chớ sao ổng không nhận ra kìa.
Th. Vũ: Mà điều nó không có hô phải không? Thằng này nó cũng đọc sách dữ lắm.
Hạo: Vậy mà ông ấy không nhận ra con.
Hỏi: Hồi đó chị có viết cái gì như “Hai chàng Thi Sĩ Họ Tô” phải không, Tô Kiều Ngân và Tô Thùy Yên?
Th. Vũ: Anh Ngân bây giờ đi chụp hình cho các văn nghệ sĩ, mà chụp loại hình để thờ. Ảnh nói: Bây giờ anh đi chụp hình thờ, em cho anh chụp một tấm để thờ. Tôi nói được rồi, nhưng phải chụp cho đủ năm ngón tay nghe. Ổng năm nay bảy mươi mấy rồi mà trông còn trẻ lắm, trẻ hơn ông Văn Quang. Hồi đó tôi vô phòng kiếm ông Tô Thùy Yên thấy ông Văn Quang mà đâu dám nói chuyện.
Hỏi: Hồi đó ông Văn Quang Trung Tá, ngậm ống vố trông oai lắm. Tôi ở phòng ông Nguyễn Đạt Thịnh, nghe nói ông Tô Thùy Yên là thi sĩ nên tôi xin chuyển qua phòng đó. Ai ngờ ổng là thi sĩ mà quái gở quá phải không chị?
Th. Vũ: Hồi đó người ta nói ông ấy “Đinh Thành Tiên”, tức là Điên Thành Tinh. Điên mà thành tinh thì kinh lắm, công nhận ông ấy điên điên thiệt...
Hỏi: Hồi đó tại sao chị viết?
Th. Vũ: Hồi đó tôi đi dậy học mấy cô điếm đó, khi về nhà gặp thằng An (Hồ Trường An) nó nói: Trời ơi, tôi nói thiệt với bà, tôi thấy bà nói chuyện được thì bà viết được. Tôi nói tao viết thì ai mà đọc. Nó nói riết tôi cũng hỏi ông Võ Phiến cho tôi viết thử, chuyện đầu tay là “Mèo Đêm”. Ông Võ Phiến đọc xong khen: Cô có triển vọng lắm đó. Do đó tôi mới tà tà viết cho đến đứt phim mới nghỉ. Hồi đó tôi bắt đầu viết vào năm 28 tuổi, đến năm 33 tuổi thì lãnh cái giải gì đó của ông Thiệu, đó là lúc tôi đẻ thằng Khôi Hạo này, lúc đó 1970. Truyện trúng giải là chuyện kể về gia đình tôi, chuyện “Đại Gia” còn viết dài dài được, nhưng sau đó tôi mất hứng, rồi lười quá, không viết tiếp.
Hỏi: Bây giờ vừa viết vừa chăn dê cũng được phải không chị?
Th. Vũ: Tôi thì bây giờ nửa thầy nửa thợ, đâu biết làm gì, nên mới bàn với thằng Hạo vay tiền nhà nước 10 triệu mua đại con dê về nuôi. Hồi đó tôi cũng bày đặt nuôi heo nhưng lỗ quá. Ông già tôi nói hoài: Thứ gì mà cỏ biến thành thịt thì lời, còn cám hóa thành thịt thì 5 ăn 5 thua, nhiều khi lỗ nặng. Nên hai mẹ con tôi bắt đầu nuôi dê. Chỉ cần con dê cái đẻ một con thôi, mà là dê cái nữa, là bán được mươi triệu đủ trả nhà nước rồi. Hai mẹ con gây chuồng dê cũng được mấy con rồi, ngặt kỳ mới rồi dịch chết mất nửa chuồng. Bây giờ các anh hùn mua dê chúng tôi nuôi cho rồi mình chia nhau mà sống. Thằng Hạo bây giờ biết thuốc phòng bệnh cho dê khá lắm, khỏi tốn tiền thuê chích thuốc, nó còn chích giúp người ta nữa. Mà nó làm thơ hay lắm đó. Bây giờ bà bạn của tôi nè thấy chúng tôi có ít đất, chịu khó làm ăn, coi mòi đất lành nên đã xúi ông Văn Quang mua lấy một mẫu cất nhà ở, mấy tuần nữa là làm xong nhà rồi đó.
Hỏi: Ủa, bà Ngân này không phải em chị hở? Coi còn trẻ quá mà.
Th. Vũ: Ừa, nó là bạn vong niên của tôi đó, còn kém tôi 15 tuổi lận. Hồi đó làm mai cho ông Văn Quang còn sợ ông ấy mắng vốn là giới thiệu trẻ nít., nó kém ông Văn Quang 19 tuổi lận...
Bà Ngân: Trời, chị em gì. Mỗi lần bà ấy lên nhà ông Văn Quang, buổi sáng tôi pha cà phê hầu hai ông bà. Tôi bưng cà phê ra: Ly này mời Bố, ly này mời Mẹ. Hai người hành tôi dữ quá. Sau này chết tôi sẽ thờ cả hai...
Hỏi: Chắc khi đó chị giới thiệu chị Ngân cũng là để trốn “nghĩa vụ quân sự” đối với ông Văn Quan?.
Th. Vũ: Nói thiệt với anh, nhiều người hỏi tôi rằng hồi lúc ông Tô Thùy Yên với bà chia tay sao bà không lấy chồng? Tôi trả lời rằng khi lấy ông Yên là coi như tôi lấy hết đàn ông trên thế giới này -đàn ông thế giới nghe chứ không phải chỉ đàn ông Việt Nam– Thế là đủ quá rồi, sợ quá rồi... Cũng như hồi ông Yên đi cải tạo, tôi ra thăm, nói lại các anh không tức cười thì thôi. Bước vô thì công an ngồi đầu bàn, tôi với ông ấy ngồi đối mặt. Tôi hỏi: Anh ơi, anh đi cải tạo mấy năm rồi? Ông ấy trả lời hơn bảy năm rồi. Tói nói: Ủa, sao mau dữ vậy. Thằng công an nó tức cười quá, người ta vợ con vô khóc bù lu bù loa, còn mình nói câu lãng xẹt. Ông Yên mới nói: Em ơi, xa mặt cách lòng! Tôi nói: Đáng lý ra anh phải hỏi câu này nè: Em ơi, làm sao em nuôi nổi con? Còn xa mặt cách lòng hở, mai này anh về, trong giới giang hồ anh cứ hỏi cái con Thụy Vũ này nó có lăng nhăng bậy bạ không? Mà như vậy không phải tôi trung thủy với anh đâu nghe, mà chỉ vì tôi ngán đàn ông quá rồi. Nghe vậy ông ngồi mặt méo sẹo. Ông công an nín cười không nổi phải bước ra chỗ khác che miệng mà cười. Nghĩ cũng tội nghiệp, tới chừng lên xe mưa tầm tã, bà già ông ấy mới nghĩ đến con khóc khúc khít. Bà nắm tay tôi hỏi: Con ơi thế con hết thương thằng hai của má rồi hở. Tôi trả lời thôi để má thương thằng hai của má đi. Mà bà già ở quê lên nói tội nghiệp: Con ơi sao vợ con người ta khóc mà con cứ ngồi cười hoài vậy. Dù sao mày cũng ở với nó ba mặt con. Tôi trả lời: Ba mặt con cũng như không có đứa nào, ổng có coi như có đứa con nào đâu.
Hỏi: Hôm nay nghe chị kể chuyện ông Yên hơi kỹ?
Th. Vũ: Tôi nói thằng này (cậu con trai Khôi Hạo) giống gì thì giống chứ đừng có giống cái trăng hoa. Thời tôi lấy ông ấy, mỗi tuần lễ ông ấy có một mối tình, mà thứ đó là tình dục chứ không phải tình yêu đâu. Bữa nào mà ông ấy lăng xăng cầm tập giấy, hút gió, rồi sau khi tắm xong là thế nào cũng kể tôi nghe mối tình mới, rồi ông ấy tả người yêu của ông ấy làm sao làm sao. Một bữa ông ấy có cô bé đó, còn nhỏ lắm, ông ấy rủ đi ăn hủ tíu cá ở Hàm Nghi. Nhằm lúc tôi ghé tòa soạn, nên ông ấy nói chờ lát ra đó luôn. Hai người vào kêu 3 tô hủ tíu. Cô bé hỏi sao kêu đến 3 tô lận? Ông ấy nói thì kệ nó cứ kêu 3 tô. Chừng tôi bước vô, cô ta hoảng hồn đứng dậy chạy. Tôi nắm tay nó lại và nói: Em ơi, cứ ngồi đây đi. Ổng của chùa của miễu chứ không phải của chị đâu. Cứ yên chí ăn đi không có sao đâu, rồi chị đi chỗ khác cho em ăn với anh ấy. Rồi em chờ đó, mấy bữa nữa là lại gặp người khác nữa kìa... Cho nên tôi mãi mãi là người độc thân.
Hỏi: Nhưng đầu tiên làm sao mà chị với anh ấy gặp nhau?
Th. Vũ: Hồi đó tôi là độc giả của anh ấy. Tôi là cô giáo tỉnh lẻ, thích thơ của anh ấy, mới viết thơ qua lại. Tới chừng bữa bà Túy Hồng lấy ông Thanh Nam, tôi ngồi với bà Túy Hồng một bàn. Tôi với ông Yên thơ từ qua lại nhưng không biết mặt nhau. Ông Tô Kiều Ngân thì biết tôi là Nguyễn Băng Lĩnh, nên chạy tới hỏi Tô Thùy Yên: Mày biết Nguyễn Băng Lĩnh không. Ông Yên mới nói: Nó là độc giả của tao đó. Tô Kiều Ngân bèn dắt ông ta đến giới thiệu tôi: Đó, Nguyễn Băng Lĩnh đó. Trời, vậy mà ông ta nói ngay: Trời ơi, anh kiếm em mấy lần trước khi cưới vợ (bà Diệu Bích)ï! Tôi mới nói: Bây giờ ông có vợ rồi thì ông im đi. Tôi với ông bạn bè củ nghệ củ gừng thôi. Vậy mà ông ấy theo tôi 3 năm liên tục, sáng, trưa, chiều, tối, ngồi đồng riết rồi mình cũng xiêu lòng.
Hỏi: Cuốn “Hôn Thụy” là do ông ấy đặt tựa?
Th. Vũ: Ông ấy đặt. Bọn nó cứ nói nghĩa là “Hôn Thụy Vũ”. Thực ra là ngủ cho chết luôn, tôi có người bà con một ngày ngủ 23 tiếng đồng hồ...
Hỏi: Mấy năm trước báo xuân Người Việt có đăng bài thơ “Ta Về” của Tô Thùy Yên, hay lắm. Đọc rất cảm khái. Thế chị nghĩ sao chuyện người ta nói “Văn là người?”
Th. Vũ: Tôi thấy không phải vậy đâu. Cũng như mấy người trong Làng Báo Chí đó, họ nói tôi đọc tiểu thuyết của chị tưởng chị ghê gớm, dữ dằn lắm, ai ngờ chị hiền queo à. Tôi nói những người nào vô văn chương mà ghê gớm đó là vì trong đời sống hằng ngày người ta hiền quá, nên mới nhảy vô văn chương mà phá. Còn như chị V. đó, trong văn chương hiền queo à, nói toàn tình thương yêu, nhưng trong đời sống thì phá dữ. Tôi sống đời sống hiền lành quá, tình ái cũng hiền lành quá, vô đó quậy chơi... Cũng như ông Yên đó, nhìn trong văn chương giống như người hùng nghe, té ra ông ấy nhát như cáy. Hồi đó tôi cũng mê thơ ông ấy lắm. Có một lần ông ấy làm thơ xong đưa tôi coi, hỏi được không, tôi nói cũng đỡ đỡ, ông ấy chửi quá. Tôi nói đỡ đỡ là tôi an ủi ông ấy. Chứ tôi hỏi anh ông ấy làm một bài thơ cực khổ lắm, ông ấy làm rồi xé, tôi đổ mấy thùng rác ông ấy mới làm được một bài thơ. Gọi là ông ấy “trạm” thơ mới đúng, chứ đâu phải có hứng mà viết ra. Tôi nói “đỡ đỡ” là tốt lắm rồi đó. Ông ấy bảo cả nước nó ngả mũ chào tôi về thi ca mà bà nói vậy... Nhưng tôi nói ông trạm thơ riết đọc nó chán, hết linh, bởi ngày nào tôi cũng phải đọc tới đọc lui thì còn thấy hay gì nữa.
Đỗ Tăng Bí
Caption hình:
1 –1-Nhà văn Nguyễn Đạt, nhà văn Thụy Vũ và cháu Khôi Hạo tại nhà riêng của Thụy Vũ tại Lộc Ninh.
2 – Nhà văn Thụy Vũ trước chuồng dê trên rẫy Lộc Ninh. Chuồng dê làm cao để dê đỡ bị bệnh tật.
3 – Nửa đàn dê còn lại sau một trận dịch quét qua. Mỗi con dê bán lấy giống được khoảng 5 triệu. Cỏ trong máng do nhà văn Thụy Vũ trồng ngay trên rẫy.
4 – Chuồng bò còn lại 3 con. Mỗi con bán được khoảng 4 triệu sãu một năm nuôi.
Một ngày đầu Tháng 11, 2004, Nguyễn Đạt và tôi đi Lộc Ninh thăm nhà văn Thụy Vũ. Kể từ khi bài nói về cuộc sống thực vật của cháu gái của chị do anh Văn Quang viết ra, cuộc sống chị có phần thay đổi. Bạn bè, văn hữu, độc giả có chia sẻ với chị ít nhiều nỗi khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống khốn cùng. Bây giờ, Thân Mẫu chị mới mất, chị được thừa hưởng căn nhà ngói sát bên lề tỉnh lộ đi Lộc Ninh, đời sống có đỡ khổ cực nhiều. Cháu gái nhờ thuốc men cũng có bớt hơn chút ít, có chỗ trú mưa trú nắng, có bữa cơm nóng mỗi ngày, chị cũng đỡ cực hơn. Nhưng chưa thể nói chị có cuộc sống đầy đủ, chưa thể nói chị được hưởng chút an nhàn.
Chúng tôi ở chơi với chị Thụy Vũ và chị Văn Quang gần 5 tiếng đồng hồ. Theo chị lên rẫy nơi cách đây mấy năm chị và cháu gái sống đời cùng cực dưới mái lều dột nát. Đứng trước căn lều rộng chưa tới 12 mét vuông, tôi băn khoăn không hiểu chị nghĩ gì để có đủ dũng cảm sống suốt những tháng năm đọa đầy bên cháu gái liệt giường? Bây giờ chị đã trồng được mấy trăm gốc tiêu, dựng được một chuồng nuôi vài con dê, một con bò, và một khoảnh đất trồng cỏ. Tiêu bây giờ đang mất giá, thu hoạch sẽ chẳng được bao lăm, cứ để chúng sống lây lất. Túp lều trước đây chị trú ngụ nay dành cho cậu bé canh rẫy, mỗi năm cũng phải trả công cậu mấy triệu bạc. Nạn dịch mới đi qua, chị mất nửa chuồng dê, nay đang cố gầy dựng lại.
Những gì tôi ghi dưới đây là câu chuyện chúng tôi nói với nhau khi ngồi uống nước, lúc ở trên xe, khi đi thăm rẫy, lúc ngồi ăn ngoài chợ Lộc Ninh,... Có thể có những câu hỏi với những câu trả lời, có thể là những câu chuyện kể ra nhân không khí thân thiết vui vẻ, chứ thực ra không phải là một cuộc phỏng vấn. Chúng tôi dùng vế “Hỏi” để đưa ra những câu hỏi, câu nói của Nguyễn Đạt và tôi, và vế “Th. Vũ” để đưa ra những câu trả lời, những lời trò chuyện của chị Thụy Vũ. Đôi khi có câu hỏi, câu nói của cháu Khôi Hạo hay chị Ngân tức chị Văn Quang. Dù sao, những câu nói ghi dưới đây hoàn toàn có thực. Những câu chị Thụy Vũ trả lời, những câu chị Thụy Vũ kể chuyện, dù nội dung có chua sót đến đâu cũng được chị nói ra với một tràng cười thoải mái, không một chút đắng cay. Chị nói chuyện mình như nói chuyện người ta.
Tôi không nhớ lắm từ đâu mà câu chuyện bắt qua thời chị Thụy Vũ ngoài hai mươi tuổi. Nhưng nhớ rõ chuyện chị kể về những lúc “đầu đời” này:
Th. Vũ: Khoảng giữa thập niên 1960 là lúc tôi khá túng quẫn. Một anh bạn, có lẽ cũng thuộc loại uy tín sao đó đối với giới bán phấn buôn hương, đề nghị tôi đi học Anh văn rồi anh sẽ thu xếp để tôi dạy tiếng Mỹ cho các “Chị em ta” (mà tiếng bình dân gọi là “Điếm”). Lúc đó quân đội Mỹ vào Việt Nam đã đông, “Chị em ta” cặp kè với các chàng GI khá nhiều, nên chuyện học vài ba câu giao tiếp rất cần thiết đối với các nàng. Khổ một cái học tiếng Anh cho đủ để đi dậy đâu phải là dễ, đâu phải một sớm một chiều là có đủ vốn liếng mà dậy. Nhưng chuyện cần kiếm tiền sống lại là khẩn thiết đối với tôi, nên anh bạn tôi nghĩ ra mẹo này: Anh nói tôi cứ ghi tên học Hội Việt Mỹ đi, sau khi học được một hai tuần là bắt đầu đi dậy. Anh tập hợp đám các “Chị em ta’ lại và nói:
Này nhé, tao mời cô giáo đến dậy tiếng Mỹ cho mấy đứa bay. Cô giáo bận rộn đủ thứ chuyện, không có thì giờ nhiều đâu. Cô giáo dậy chi học nấy, cấm không được đứa nào hỏi để cô mất thì giờ. Rồi, mỗi tuần ba buổi, từ giờ... đến giờ..., tất cả phải học hết, học phí bây nhiêu... đóng tiền thẳng cho cô giáo. Đứa nào chạy làng là biết tao à nghen!
Thế là tôi học được cái gì ở trường, tuần sau cứ thế dậy lại. Đâu đứa nào dám hỏi nên cái dốt của mình đâu có lòi ra. Vậy mà tôi sống cũng đưộc hai năm lận.
Hỏi: Thế Má chị có biết chuyện đó không?
Chị cười ròn tan trả lời: Bả biết chớ. Nhưng chỉ biết cái khoản tôi học hôm trước hôm sau đi dậy, chớ đâu có biết mình dậy ai. Bả đâu có biết mình là “thầy điếm”.
Hỏi: Ngoài chuyện dạy chữ chị có dậy “Nghiệp Vụ” không?
Th. Vũ: Trời ơi, cái khoản nghiệp vụ đó bọn chúng thay nhau nhồi nhét cho mình, thiếu điều bắt mình thực hành. Riết tôi phải cấm không cho nói chuyện nghề nghiệp chi hết. Chỉ có học chữ thôi. Ai muốn tâm tình chi cũng được nhưng cấm cái khoản mánh khoé, vòng trong vòng ngoài này nọ....Thực ra suốt hai năm đó cho tôi rất nhiều vốn sống. Chỉ riêng các câu chuyện đời của ngần ấy đứa đủ cho tôi viết bao nhiêu chuyện ngắn, chuyện dài, học hỏi hiểu biết bao nhiêu về tâm lý con người.
Hỏi: Suốt hai năm đó chắc nhiều chuyện vui phải không chị.
Th. Vũ: Ngày nào cũng có chuyện. Để tôi kể nghe sơ một chuyện này thôi: Con nhỏ đó có thằng bồ Mỹ đen, theo thường lệ thì sáng hôm sau thằng bồ mới về. Con nhỏ chắc ăn, kêu thằng bồ đen khác đến, lúc 2, 3 giờ chiều hai đứa sà nẹo nhau trong phòng, tôi dậy mấy đứa khác học ở phòng khách. Bỗng nghe tiếng xe thắng ngoài đầu ngõ, nhìn ra tôi thấy thằng da đen bước xuống xe giống thằng bồ con nhỏ kia, hỏi mấy đứa đều xác nhận là đúng. Tôi nhào vào tông cửa buồng, hai đứa còn trần truồng ấp nhau. Tôi nói nhanh với con nhỏ: Mẹ, thằng bồ mày nó về kìa. Con nhỏ xanh xám mặt mày hỏi: Sao bi giờ cô giáo. Tôi bảo nó mày mặc quần áo vào còn thằng kia cứ năm đó. Nói xong tôi lao lên giường nằm đắp mền với thằng Mỹ đen. Vừa lúc thằng bồ Mỹ đen mở cửa phòng bước vào.
Nó hỏi:
- Bộ cô giáo mày cũng có bồ hở.
Con nhỏ trả lời:
- Thì bà ấy cũng cần bồ chứ bộ.
Nó vặn lại:
- Thế tại sao mày ngồi đây làm chi vậy, bộ cho mượn phòng rồi mà không muốn họ làm ăn hở.
Con nhỏ đáp lại:
Thì bà ấy nói cứ ngồi đó, kéo màn lại có sao đâu.
Mọi chuyện êm xuôi, thằng bồ thứ hai và con nhỏ cám ơn tôi rối rít. Cả hai đứa đều nói không nhờ có tôi nhanh trí chắc thằng kia sách súng bắn chết hết quá. Vậy mà con nhỏ còn hỏi tôi chớ lúc nằm như vậy tôi có khoái không. Thiệt hết chỗ nói.
Hỏi: Mà hỏi thiệt chị chớ lúc nằm sát vậy chị thấy sao?
Th. Vũ: Sợ thấy mồ. Thiệt đó, tôi nằm mà tim đập thình thịch, sợ lỡ thằng cha Mỹ đen nó đang cơn như vậy bị cúp cái rụp, nó ôm đại mình thì không biết chống cự ra sao. Tự nhiên mình nhào vô chứ bộ. Trời Phật thương, không có chi xẩy ra. Sau này cả cái nhà điếm đó nó chọc ghẹo hoài, nhưng họ càng thêm thương mến mình, bao nhiêu tâm sự cứ thế tuôn ra hết, tôi như cái thùng rác chứa đủ thứ hằm bà lằng của đời các cô gái điếm, các cô me Mỹ. Mà có điều lạ mấy đứa chơi với Mỹ vậy đó đều bám theo một anh không quân. Một dãy appartements gồm mấy đứa học trò tôi, mỗi đứa đều cõng một anh không quân, lo cung phụng đủ thứ, tôi cũng chưa biết tại sao.
Hỏi: Vậy chị là sư phụ của điếm. Sau này chị có gặp lại mấy cô đó không?
Th. Vũ: Sau 75 tôi có gặp lại một đứa, nó khóc quá trời. Nó kêu thằng Mỹ bỏ nó lại. Tôi nói bỏ lại là đúng rồi, nó còn vợ con bên đo,ù mà mình có phải vợ con gì của nó đâu. Khi hết dậy điếm là giai đoạn tôi vào làm việc ở xí nghiệp, rồi vào nghề viết lách...nghĩ lại cũng thấy xâm mình chớ, đàn bà lao vô mấy chỗ đó cũng dễ hư lắm, tiền nhiều quá mà... Mà đời cũng kỳ thiệt. Trước 75 lấy Mỹ là cái gì xấu xa, sau này có con lấy Mỹ thì ngon lắm, lo diện con lai đủ thứ để đi. Bởi đời nhiều điều kỳ khôi như vậy mà tôi trở thành thầy bói...
Hỏi: Từ đâu mà chị thành thầy bói vậy?
Th.Vũ: Sau 75, đâu còn ai cho viết, xí nghiệp làm sao xin vào, điếm thì còn đó nhưng đâu ai cần học tiếng Mỹ. Chưa biết tính toán sao thì có thằng em hỏi: Chị Hai, chị học nghề bói không? Sực nghĩ thời buổi lúc đó không ai biết tương lai mình ra sao, chắc nghề thầy bói coi bộ trúng đó. Tôi bèn trả lời: Thì học chớ. Thế là nó lấy bộ bài ra dậy tôi. Tôi học cũng chăm chú nhưng thiệt tình không nhớ gì lắm. Ruột gan lúc nào cũng rối bời, nhớ gì nổi. Vậy mà “chó ngáp phải ruồi”, cái đám ở khu làng báo chí (Thủ Đức) đó, toàn bọn thanh niên nam nữ thuộc loại lý luận nghiệp vụ, chúng tin tôi lắm. Đứa nào cũng thắc mắc chuyện tình duyên, mình cứ “tâm lý” mà giải đáp, bọn chúng tin rần rần. May mắn gặp mấy đứa đầu mình đoán trúng sao đó, một đồn mười, mười đồn trăm. Mà tôi đâu có lấy tiền, đứa cho gạo, đứa cho bánh, đứa cho chuối, thế là cũng đủ ăn.
Các anh biết không, Nguyễn Đình Toàn đó, hắn đi nói với người ta: “Cái con Thụy Vũ đó nó là phù thủy của tao”. Đến lúc ông ta đi vượt biên, mới ghé lại nói: “Ê Thụy Vũ, bói tôi một quẻ coi”, tôi bói rồi nói: “Nè, đi rồi về nghe! Đi hẹn tắc xi đi để nó đón về”. Rồi ông ta đi lúc 7 giờ ,11 giờ lò mò về, qua nhà tôi chửi: “Rán mà chúc dữ nghe. Chúc dữ rồi có ngày...” Vậy là ông ta nói với người ta tôi là phù thủy, “khi nào nó nói tao đi được là được, nói không là không...”. Còn Lê Thị Ý nữa. Lê Thị Ý hẹn chồng tiền người ta 3 cây vàng buổi tối để sáng hôm sau đi. Trước khi chồng tiền không biết nghĩ sao kêu xe ôm nhảy xuốâng nhà tôi hỏi: “Ê Thụy Vũ, mày dở quẻ tao coi”. Bày quân bài ra tôi hỏi: “Mày có làm ăn với ai phải không, đàn ông đó?” Nó nói thì có làm ăn, hùn hạp, chứ nó không nói nó vượt biên, nó vẫn dấu. Tôi hỏi: “Ngày mai mày hẹn trả tiền phải không? Mày trả tiền coi chừng bị lừa đó”. Mấy hôm sau nó chạy xuống nói: “Tao đỡ mất 3 cây vàng...” Nó mới kể chuyện mấy người kia vượt biên bị lừa. Nó đãi tôi chầu ăn. Đến kỳ chót nó đi được, nó cũng xuống đòi bói. Tôi dở bài ra rồi nói: “Chắc kỳ này tao với mày xa nhau quá...” Đi thoát, nó gửi cho tôi 4 bộ bài theo đường bưu điện, có ghi mấy chữ: Phen này mày bói cho gãy tay luôn. Hồi đó năm 77, 78 gì đó, bọn nó tịch thu hết đâu có phát cho tôi. Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ đó.
Hỏi: Chị bói như vậy theo linh tính hay sao?
Th. Vũ: Không biết sao nữa. Làm như khi mình dở bài ra, nghe tiếng ai nói đâu đó rằng vậy vậy đó, rồi mình cứ thế nói theo. Rồi đôi khi cũng là mánh nữa. Lúc mới đầu, ngay sau vụ 75, có lần tôi đi với Sao Biển, với đứa bạn nữa. Ba đứa không có tiền, không có chi hết. Buổi trưa đói quá, thằng Sao Biển mới nói, nè tao chỉ mày vô cái nhà đó nghe, mày coi bói. Nó nói hết cái nhà đó có những ai, vợ chồng, con cái ra sao, đủ thứ... Rồi nó vô nhà đó trước, nói với người ta là có cái bà ở núi Tà Lơn xuống, bây giờ tôi rước vô cho chị coi. Thế là bà chủ nhà mời vô, cơm bưng nước rót. Xong tôi dở bài ra, nhớ những gì Sao Biển nói tôi nói lại, trúng quá, bà ấy khóc. Ngặt tôi ở núi Tà Lơn xuống nên không lấy tiền, bả đãi tụi tôi một chầu ăn quá xá là ăn. Vậy đó, năm 75, 76 đó tụi tôi đi dài dài, đói quá là kiếm ăn kiểu đó cho cả đám bạn bè. Nghĩ lại cũng kỳ kỳ nhưng mà vui.
*
* *
Xe đi qua khu vực chợ Lộc Ninh, Thụy Vũ nói: Hồi đó (Trước 1975) Ba tôi có hiệu thuốc tây ở đây nè.
Hỏi: Trước đây ba chị là dược sĩ?
Th. Vũ: Đâu có. Ba tôi có bằng gì kiểu như Trữ Dược đó. Ổng mở một tiệm thuốc tây nhỏ ngay khu chợ Lộc Ninh, thực tình để ổng nuôi cán bộ, trợ cấp tiền bạc cho Việt Cộng. Ổng là Cộng Sản mà. Ổng mê Cộng Sản lắm, nói nó lý tưởng. Đâu dè sau này... Sau 75, ổng là cố vấn cho Hội Văn Nghệ gì đó. Mới “giải phóng” vô, tổ chức học tập, bọn chúng đến nói ba tôi: Anh không biết dậy con (Thụy Vũ). Con anh nói nhiều cái khó nghe quá. Ông già tôi nói: Tôi hãnh diện vì nó. Nó có lý tưởng nó, tôi có lý tưởng tôi. Ông ấy điệu lắm. Ổng mất hai mươi mấy năm rồi. Hồi mới kêu bằng “Quân Quản” đó thì ông ấy là cố vấn Hội Văn Nghệ ở Sài Gòn. Lúc đó có Bảo Định Giang. Hồi xưa Bảo Định Giang đánh xe ngựa cho ông già tôi. Một hôm ổng đến nhà Bảo Định Giang nói với anh gác cửa: Vào nói Bảo Định Giang có thằng đánh xe ngựa tới thăm. Thật đúng bây giờ đổi đời...Mấy anh biết cái nhà từ đường của nhà tôi ở Vĩnh Long không, trời ơi là một gia tài đó, bao nhiêu đồ cổ quí giá, vậy mà năm 75 ổng hiến tặng cho nhà nước. Bây giờ người ta vẫn nói nhà đó tiền tỷ tỷ mà con gái thì chăn dê, chăn bò khổ cực. Đây nè, thằng con trai tôi nè, nó học xong đại học Anh ngữ rồi đó chứ, bây giờ về giúp mẹ chăn bò... Nhiều khi chơi với thú vật sướng hơn, nó không có phản bội mình...
Hỏi: Nhắc chuyện phản bội tôi mới nhớ có mang theo bản copy của tạp chí thơ (California) số mới nhất cho bà xem, trong có bài thơ của Tô Thùy Yên nè...Nghe nói khi ổng đi tù về không nhìn mặt chú con trai này phải không?
Th. Vũ: Đúng mà cũng không đúng. Số là sau 13 năm đi tù, ổng về nhà, thằng Hạo này ở bên cô nó qua thăm, ông ấy tưởng con hàng xóm, ngồi một lúc ông ấy đuổi: Thôi đi về đi mày cho chú nghỉ. Nó cũng không thèm nói nó là con ai, bỏ đi về. Lát sau cô nó hỏi: Ủa, thằng Hạo mới đây đâu rồi? Ổng mới nói: Thằng đó là thằng Hạo hở? Lúc đó ổng mới kêu lên: Trời ơi tôi đuổi con tôi rồi. Thằng bé lúc qua gặp bố có chào nhưng lí nhí trong miệng ổng không nghe. Đến chiều ổng đi kiếm... Lúc đó nhà ở Lê Quang Định đó. Tôi nghĩ đó cũng là cái điềm ổng không nhìn đứa nào hết.
Hỏi: Trông nó giống ông ấy quá đi chớ sao ổng không nhận ra kìa.
Th. Vũ: Mà điều nó không có hô phải không? Thằng này nó cũng đọc sách dữ lắm.
Hạo: Vậy mà ông ấy không nhận ra con.
Hỏi: Hồi đó chị có viết cái gì như “Hai chàng Thi Sĩ Họ Tô” phải không, Tô Kiều Ngân và Tô Thùy Yên?
Th. Vũ: Anh Ngân bây giờ đi chụp hình cho các văn nghệ sĩ, mà chụp loại hình để thờ. Ảnh nói: Bây giờ anh đi chụp hình thờ, em cho anh chụp một tấm để thờ. Tôi nói được rồi, nhưng phải chụp cho đủ năm ngón tay nghe. Ổng năm nay bảy mươi mấy rồi mà trông còn trẻ lắm, trẻ hơn ông Văn Quang. Hồi đó tôi vô phòng kiếm ông Tô Thùy Yên thấy ông Văn Quang mà đâu dám nói chuyện.
Hỏi: Hồi đó ông Văn Quang Trung Tá, ngậm ống vố trông oai lắm. Tôi ở phòng ông Nguyễn Đạt Thịnh, nghe nói ông Tô Thùy Yên là thi sĩ nên tôi xin chuyển qua phòng đó. Ai ngờ ổng là thi sĩ mà quái gở quá phải không chị?
Th. Vũ: Hồi đó người ta nói ông ấy “Đinh Thành Tiên”, tức là Điên Thành Tinh. Điên mà thành tinh thì kinh lắm, công nhận ông ấy điên điên thiệt...
Hỏi: Hồi đó tại sao chị viết?
Th. Vũ: Hồi đó tôi đi dậy học mấy cô điếm đó, khi về nhà gặp thằng An (Hồ Trường An) nó nói: Trời ơi, tôi nói thiệt với bà, tôi thấy bà nói chuyện được thì bà viết được. Tôi nói tao viết thì ai mà đọc. Nó nói riết tôi cũng hỏi ông Võ Phiến cho tôi viết thử, chuyện đầu tay là “Mèo Đêm”. Ông Võ Phiến đọc xong khen: Cô có triển vọng lắm đó. Do đó tôi mới tà tà viết cho đến đứt phim mới nghỉ. Hồi đó tôi bắt đầu viết vào năm 28 tuổi, đến năm 33 tuổi thì lãnh cái giải gì đó của ông Thiệu, đó là lúc tôi đẻ thằng Khôi Hạo này, lúc đó 1970. Truyện trúng giải là chuyện kể về gia đình tôi, chuyện “Đại Gia” còn viết dài dài được, nhưng sau đó tôi mất hứng, rồi lười quá, không viết tiếp.
Hỏi: Bây giờ vừa viết vừa chăn dê cũng được phải không chị?
Th. Vũ: Tôi thì bây giờ nửa thầy nửa thợ, đâu biết làm gì, nên mới bàn với thằng Hạo vay tiền nhà nước 10 triệu mua đại con dê về nuôi. Hồi đó tôi cũng bày đặt nuôi heo nhưng lỗ quá. Ông già tôi nói hoài: Thứ gì mà cỏ biến thành thịt thì lời, còn cám hóa thành thịt thì 5 ăn 5 thua, nhiều khi lỗ nặng. Nên hai mẹ con tôi bắt đầu nuôi dê. Chỉ cần con dê cái đẻ một con thôi, mà là dê cái nữa, là bán được mươi triệu đủ trả nhà nước rồi. Hai mẹ con gây chuồng dê cũng được mấy con rồi, ngặt kỳ mới rồi dịch chết mất nửa chuồng. Bây giờ các anh hùn mua dê chúng tôi nuôi cho rồi mình chia nhau mà sống. Thằng Hạo bây giờ biết thuốc phòng bệnh cho dê khá lắm, khỏi tốn tiền thuê chích thuốc, nó còn chích giúp người ta nữa. Mà nó làm thơ hay lắm đó. Bây giờ bà bạn của tôi nè thấy chúng tôi có ít đất, chịu khó làm ăn, coi mòi đất lành nên đã xúi ông Văn Quang mua lấy một mẫu cất nhà ở, mấy tuần nữa là làm xong nhà rồi đó.
Hỏi: Ủa, bà Ngân này không phải em chị hở? Coi còn trẻ quá mà.
Th. Vũ: Ừa, nó là bạn vong niên của tôi đó, còn kém tôi 15 tuổi lận. Hồi đó làm mai cho ông Văn Quang còn sợ ông ấy mắng vốn là giới thiệu trẻ nít., nó kém ông Văn Quang 19 tuổi lận...
Bà Ngân: Trời, chị em gì. Mỗi lần bà ấy lên nhà ông Văn Quang, buổi sáng tôi pha cà phê hầu hai ông bà. Tôi bưng cà phê ra: Ly này mời Bố, ly này mời Mẹ. Hai người hành tôi dữ quá. Sau này chết tôi sẽ thờ cả hai...
Hỏi: Chắc khi đó chị giới thiệu chị Ngân cũng là để trốn “nghĩa vụ quân sự” đối với ông Văn Quan?.
Th. Vũ: Nói thiệt với anh, nhiều người hỏi tôi rằng hồi lúc ông Tô Thùy Yên với bà chia tay sao bà không lấy chồng? Tôi trả lời rằng khi lấy ông Yên là coi như tôi lấy hết đàn ông trên thế giới này -đàn ông thế giới nghe chứ không phải chỉ đàn ông Việt Nam– Thế là đủ quá rồi, sợ quá rồi... Cũng như hồi ông Yên đi cải tạo, tôi ra thăm, nói lại các anh không tức cười thì thôi. Bước vô thì công an ngồi đầu bàn, tôi với ông ấy ngồi đối mặt. Tôi hỏi: Anh ơi, anh đi cải tạo mấy năm rồi? Ông ấy trả lời hơn bảy năm rồi. Tói nói: Ủa, sao mau dữ vậy. Thằng công an nó tức cười quá, người ta vợ con vô khóc bù lu bù loa, còn mình nói câu lãng xẹt. Ông Yên mới nói: Em ơi, xa mặt cách lòng! Tôi nói: Đáng lý ra anh phải hỏi câu này nè: Em ơi, làm sao em nuôi nổi con? Còn xa mặt cách lòng hở, mai này anh về, trong giới giang hồ anh cứ hỏi cái con Thụy Vũ này nó có lăng nhăng bậy bạ không? Mà như vậy không phải tôi trung thủy với anh đâu nghe, mà chỉ vì tôi ngán đàn ông quá rồi. Nghe vậy ông ngồi mặt méo sẹo. Ông công an nín cười không nổi phải bước ra chỗ khác che miệng mà cười. Nghĩ cũng tội nghiệp, tới chừng lên xe mưa tầm tã, bà già ông ấy mới nghĩ đến con khóc khúc khít. Bà nắm tay tôi hỏi: Con ơi thế con hết thương thằng hai của má rồi hở. Tôi trả lời thôi để má thương thằng hai của má đi. Mà bà già ở quê lên nói tội nghiệp: Con ơi sao vợ con người ta khóc mà con cứ ngồi cười hoài vậy. Dù sao mày cũng ở với nó ba mặt con. Tôi trả lời: Ba mặt con cũng như không có đứa nào, ổng có coi như có đứa con nào đâu.
Hỏi: Hôm nay nghe chị kể chuyện ông Yên hơi kỹ?
Th. Vũ: Tôi nói thằng này (cậu con trai Khôi Hạo) giống gì thì giống chứ đừng có giống cái trăng hoa. Thời tôi lấy ông ấy, mỗi tuần lễ ông ấy có một mối tình, mà thứ đó là tình dục chứ không phải tình yêu đâu. Bữa nào mà ông ấy lăng xăng cầm tập giấy, hút gió, rồi sau khi tắm xong là thế nào cũng kể tôi nghe mối tình mới, rồi ông ấy tả người yêu của ông ấy làm sao làm sao. Một bữa ông ấy có cô bé đó, còn nhỏ lắm, ông ấy rủ đi ăn hủ tíu cá ở Hàm Nghi. Nhằm lúc tôi ghé tòa soạn, nên ông ấy nói chờ lát ra đó luôn. Hai người vào kêu 3 tô hủ tíu. Cô bé hỏi sao kêu đến 3 tô lận? Ông ấy nói thì kệ nó cứ kêu 3 tô. Chừng tôi bước vô, cô ta hoảng hồn đứng dậy chạy. Tôi nắm tay nó lại và nói: Em ơi, cứ ngồi đây đi. Ổng của chùa của miễu chứ không phải của chị đâu. Cứ yên chí ăn đi không có sao đâu, rồi chị đi chỗ khác cho em ăn với anh ấy. Rồi em chờ đó, mấy bữa nữa là lại gặp người khác nữa kìa... Cho nên tôi mãi mãi là người độc thân.
Hỏi: Nhưng đầu tiên làm sao mà chị với anh ấy gặp nhau?
Th. Vũ: Hồi đó tôi là độc giả của anh ấy. Tôi là cô giáo tỉnh lẻ, thích thơ của anh ấy, mới viết thơ qua lại. Tới chừng bữa bà Túy Hồng lấy ông Thanh Nam, tôi ngồi với bà Túy Hồng một bàn. Tôi với ông Yên thơ từ qua lại nhưng không biết mặt nhau. Ông Tô Kiều Ngân thì biết tôi là Nguyễn Băng Lĩnh, nên chạy tới hỏi Tô Thùy Yên: Mày biết Nguyễn Băng Lĩnh không. Ông Yên mới nói: Nó là độc giả của tao đó. Tô Kiều Ngân bèn dắt ông ta đến giới thiệu tôi: Đó, Nguyễn Băng Lĩnh đó. Trời, vậy mà ông ta nói ngay: Trời ơi, anh kiếm em mấy lần trước khi cưới vợ (bà Diệu Bích)ï! Tôi mới nói: Bây giờ ông có vợ rồi thì ông im đi. Tôi với ông bạn bè củ nghệ củ gừng thôi. Vậy mà ông ấy theo tôi 3 năm liên tục, sáng, trưa, chiều, tối, ngồi đồng riết rồi mình cũng xiêu lòng.
Hỏi: Cuốn “Hôn Thụy” là do ông ấy đặt tựa?
Th. Vũ: Ông ấy đặt. Bọn nó cứ nói nghĩa là “Hôn Thụy Vũ”. Thực ra là ngủ cho chết luôn, tôi có người bà con một ngày ngủ 23 tiếng đồng hồ...
Hỏi: Mấy năm trước báo xuân Người Việt có đăng bài thơ “Ta Về” của Tô Thùy Yên, hay lắm. Đọc rất cảm khái. Thế chị nghĩ sao chuyện người ta nói “Văn là người?”
Th. Vũ: Tôi thấy không phải vậy đâu. Cũng như mấy người trong Làng Báo Chí đó, họ nói tôi đọc tiểu thuyết của chị tưởng chị ghê gớm, dữ dằn lắm, ai ngờ chị hiền queo à. Tôi nói những người nào vô văn chương mà ghê gớm đó là vì trong đời sống hằng ngày người ta hiền quá, nên mới nhảy vô văn chương mà phá. Còn như chị V. đó, trong văn chương hiền queo à, nói toàn tình thương yêu, nhưng trong đời sống thì phá dữ. Tôi sống đời sống hiền lành quá, tình ái cũng hiền lành quá, vô đó quậy chơi... Cũng như ông Yên đó, nhìn trong văn chương giống như người hùng nghe, té ra ông ấy nhát như cáy. Hồi đó tôi cũng mê thơ ông ấy lắm. Có một lần ông ấy làm thơ xong đưa tôi coi, hỏi được không, tôi nói cũng đỡ đỡ, ông ấy chửi quá. Tôi nói đỡ đỡ là tôi an ủi ông ấy. Chứ tôi hỏi anh ông ấy làm một bài thơ cực khổ lắm, ông ấy làm rồi xé, tôi đổ mấy thùng rác ông ấy mới làm được một bài thơ. Gọi là ông ấy “trạm” thơ mới đúng, chứ đâu phải có hứng mà viết ra. Tôi nói “đỡ đỡ” là tốt lắm rồi đó. Ông ấy bảo cả nước nó ngả mũ chào tôi về thi ca mà bà nói vậy... Nhưng tôi nói ông trạm thơ riết đọc nó chán, hết linh, bởi ngày nào tôi cũng phải đọc tới đọc lui thì còn thấy hay gì nữa.
No comments:
Post a Comment